
Đặng Tiểu Bình Một Trí Tuệ Siêu Việt – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Trong lịch sử, người Trung Quốc xưa nay đều lấy “Thiên triều thượng quốc” làm chỗ đứng, về cơ bản xem thế giới chẳng ra sao cả, giống như cách nhìn thế giới của rất nhiều người Anh và người Mỹ hiện nay.
Sau cuộc chiến tranh thuốc phiện, người Trung Quốc mới mở mắt nhìn ra thế giới. Một số ít người Trung Quốc tiên tiến cho rằng Trung Quốc cần học tập phương Tây. Nhưng hoặc như lời Mao Trạch Đông nói: “Thầy” luôn đánh “Trò”, việc đánh đi đánh lại đó là làm cho Thế giới trong con mắt của đa số người Trung Quốc trở nên biến dạng đi. Lỗ Tấn hình dung rằng: Trong con mắt người Trung Quốc, người nước ngoài hoặc là quỷ hoặc là thần, không ít người Trung Quốc không đối xử với người nước ngoài như đối với người trong nước.
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, nhân dân Trung Quốc đứng dậy, không sợ “quỷ” và cũng không sợ “thần” nữa, người nước ngoài đã biến thành hai loại: “Bạn” và “thù”. Tuy vậy, nhưng một thời kỳ rất dài, giữa Trung Quốc và nước ngoài, giữa người Trung Quốc và người nước ngoài vẫn còn cách nhau rất xa.
Đặng Tiểu Bình – một vị hào kiệt đã thay đổi lịch sử đó, mở rộng cánh cửa “Trung ương chi quốc” ra, hướng về thế giới. Người Trung Quốc bước ra, người nước ngoài bước vào, lần đầu tiên người nước ngoài biến thành “ông tây”, giống như những “ông Trương”, ” ông Lý”, “ông Vương” của Trung Quốc vậy.
Đặng Tiểu Bình vừa học vừa làm ở Pháp hoàn toàn không phải là hành vi cá nhân cô lập, mà nằm trong bối cảnh của một phong trào có ảnh hưởng sâu sắc đến Trung Quốc hiện đại và là một phong trào nổi tiếng.
Năm Đặng Tiểu Bình đi Pháp, Chu Ân Lai – một thanh niên lúc đó mới 22 tuổi đã viết một bài thơ nói lên lòng nhiệt tình và nguyện vọng của lớp thanh niên tràn đầy nhiệt huyết của Trung Quốc lúc bấy giờ (đương nhiên gồm cả Đặng Tiểu Bình trong đó). Bài thơ viết:
Với tinh thần của bạn. Cộng với lòng quyết tâm, Và cả lòng dũng cảm,
Khí thế quyết vươn lên, Phấn đấu đầy quả cảm. Ra nước ngoài.
Vượt qua bao biển lớn, Bao bão tố gian nan
Đưa bạn tới quê hương của tự do: Nước Pháp. Ở nơi đó
Với công cụ trong tay, Với mồ hôi thấm đẫm,
Tạo nên bao thành tích huy hoàng. Nơi tôi luyện tài năng của bạn,
Cả sự lãng mạn, ngây thơ
Để ngày bạn trở về
Giương cao ngọn cờ tự do, hát vang bài ca độc lập.
So với lớp lưu học sinh hiện nay, số người này không nhiều, lúc đông nhất (từ 17 tháng 3 năm 1919 đến 21 tháng 1 năm 1921), tổng cộng có 20 đợt với hơn 1600 người, trong đó phần lớn là học sinh trung học, nhưng đã xuất hiện một lớp những nhân vật lãnh tụ và cốt cán lãnh đạo của cách mạng Trung Quốc như Chu Ân Lai, Thái Hoà Sâm, Chu Đức, Đặng Tiểu Bình, Trần Nghị, Nhiếp Vĩnh Trăn, Lý Phú Xuân và rất nhiều những nhân tài khoa học khác.
So với Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình ít tuổi hơn, lại sống ở một thị trấn nhỏ của Tứ Xuyên, việc ra nước ngoài học lúc đó cũng giống như các cháu nhỏ ra nước ngoài học bây giờ, đều do cha mẹ sắp xếp .Năm 1918, cha ông nhắn cho ông, lúc đó mới l4 tuổi đang học trung học ở Quảng An lên Trùng Khánh để thi vào trường dự bị cho lưu học sinh sang Pháp vừa học vừa làm. Trường này chiêu sinh hai loại, một loại do nhà nước cấp kinh phí (hỗ trợ một phần) và một loại do gia đình tự lo kinh phí. Sau khi đến Trùng Khánh, Đặng Tiểu Bình thi đậu vào lớp được Nhà nước tài trợ kinh phí. Ông sau này kể lại, lúc ấy, trường học đó là trường cao nhất của Trùng Khánh nên thi vào rất khó. Thế mới biết, thành tích học tập lúc nhỏ của ông thật đáng tự hào.
Tháng 9 năm 1919, trường tổ chức lễ khai giảng, sau hơn một năm học tập, lớp dự bị lưu học sinh tốt nghiệp, chỉ có hơn 80 người đạt yêu cầu, trong đó có Đặng Tiểu Bình – một học sinh ít tuổi nhất.
Theo cuốn “Đặng Tiểu Bình – cha tôi”, Đặng Tiểu Bình đã từng nhắc lại rằng, tư tưởng yêu nước cứu nước thịnh hành trong học sinh lúc đó cũng chỉ là tư tưởng cứu nước bằng con đường công nghiệp. Họ tràn trề hy vọng tới nước Pháp để vừa học vừa làm cố học lấy một nghề để về nước mà thôi. Theo một bài viết đăng vào kỳ 1 năm 1986 trên tờ tuần báo “Thời đại” của Mỹ thì Đặng Tiểu Bình đã từng nói với “Thời báo New York” rằng: “Lúc đó, chúng tôi cảm thấy Trung Quốc rất yếu nên muốn cho nó mạnh lên. Chúng tôi cho rằng, chỉ có thông qua hiện đại hoá mới thể đạt được mục đích đó nên chúng tôi tới phương Tây học.
Về sau Đặng Tiểu Bình đi theo con đường cách mạng, trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp, nhưng mục đích của cách mạng vẫn là cứu nước nhằm làm cho Trung Quốc mạnh lên, về điểm này hoàn toàn nhất trí với mục tiêu ra nước ngoài thuở ban đầu. Con người ngày nay ghét chuyện “lên giọng”, thường lấy sự lựa chọn của cá nhân để làm lý do ra nước ngoài học tập. Nhưng trên thế giới không có sự nghiệp cá nhân cô lập, sự thành công của bất cứ ai đều được xây dựng trên cơ sở sự nghiệp của hàng trăm triệu con người, cho dù là một việc nhỏ nào đó cũng cần phải làm cho lao động của mình có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của xã hội. Những lý lẽ lớn nói hay không là một chuyện, nhưng muốn thành công thì phải hiểu rõ các đạo lý lớn đó.
Đối với lần ra nước ngoài này và phong trào sang Pháp vừa làm vừa học lúc đó, Đặng Tiểu Bình luôn cho đó là một bước ngoặt quan trọng của một đời người và là một sự kiện trọng đại để đào tạo nên một lớp người mới cho Trung Quốc, biểu hiện rõ nhất là thái độ đối với Uông Vinh Tùng của ông trong thời kỳ đầu mới xây dựng nước Trung Quốc mới.
Trường dự bị du học Pháp ở Trùng Khánh lúc bấy giờ do Uông Vinh Tùng – Hội trưởng Hiệp hội Thương mại Trùng Khánh sáng lập ra và do chính ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Từ việc xây dựng trường đến việc quyên góp tiền bạc, xin giấy phép, đưa học sinh đi sau khi đã tốt nghiệp đều tự tay ông làm rất nhiệt tình.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.