
Danh Nhân Khoa Học Việt Nam – Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam 3 – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
VŨ HỮU
Nhà toán học trứ danh của thế kyÛ XV
Tại làng Mộ Trạch, huyện Đường An (sau đổi là Bình Giang, nay thuộc Hải Dương) có cậu bé nổi tiếng thông minh, đĩnh ngộ, tên là Vũ Hữu. Về năm sinh của Vũ Hữu, mỗi tài liệu ghi mỗi khác. Theo Công dư tiệp ký của tiến sĩ Vũ Phương Để soạn năm 1755: Xét gia phả riêng và Đăng khoa lục thì Vũ Hữu sinh năm Tân Dậu (1441) và cho biết thêm: “Bố ông là Bá Khiêm làm An phủ phó sứ lộ Quy Hòa, có nhiều âm đức, sinh hạ năm con trai và một con gái đều được vinh hiển. Lúc sinh thời, Bá Khiêm ở một ngôi nhà cũ, các học trò gọi là Truy Viễn tử đường. Trước nhà có một cây thông cổ thụ, cao lớn ngất trời. Tùng Hiên tiên sinh (tên hiệu của Hoàng giáp Vũ Cán) bảo đó là một trong tám cảnh đẹp ở xã Mộ Trạch”.
Thuở nhỏ, nhà ông bác của Vũ Hữu có cây mít to, nhiều quả. Một người láng giềng có tính tham lam, ban đêm lẻn sang hái trộm rồi đem ra chợ bán. Ông bác thấy mất, vội chạy ra chợ, thoạt nhìn, biết ngay là mít của mình. Nhưng người bán mít cãi lấy cãi để còn ông không có cách gì để chứng mình người bán là kẻ ăn trộm, chỉ còn biết tiếc của kêu trời. Cậu bé đi theo ông bác liền nói:
– Bác chờ cháu một chút, cháu sẽ tìm ra chứng cớ ngay thôi!
Nói xong, cậu vụt chạy về nhà, lát sau đem ra chợ toàn là cuống mít! Cậu nói với người bán mít:
– Ông cứ chắp những cái cuống này vào những quả mít kia, nếu đúng khớp thì mít là của bác tôi.
người làm theo lời cậu bé. Quả nhiên cuống nào quả nấy, chẳng sai chút nào! Chỉ với trí thông minh, lanh lợi như thế cậu bé đã tìm ra kẻ trộm dễ như lật bàn tay. Từ đó dân chúng trong vùng ai cũng biết tiếng cậu bé thần đồng Vũ Hữu, nổi tiếng học giỏi và tính toán nhanh.
Có lần ông được bố dẫn sang chơi nhà người bạn. Ông chủ nhà có cái điếu thuốc lào khảm bạc, làm tinh vi, chạm trổ khéo léo mà cả vùng không ai có. Hai ông già gặp nhau ngồi chuyện trò tâm đắc. Sau khi rít một hơi thuốc lào, ông bố Vũ Hữu nói:
Nếu mà cái nõ điều này cũng làm bằng bạc thì quý biết bao nhiêu nhỉ?
Ông chủ nhà đáp:
– Ấy, tôi cũng định thế. Nhưng chưa biết phải mua bao nhiêu bạc thì vừa, nên còn chần chừ mãi.
Rồi như sực nhớ điều gì, ông ta nói tiếp:
À này bác, nghe nói thằng con trai của bác giỏi tính toán lắm! Sao không để nó tính thử xem sao?
Thế là cậu bé Hữu đang chơi ngoài sân được bố gọi vào. Cậu bé liền cầm lấy chiếc nó điếu nhưng vẫn chưa tìm ra được cách đo,
bồng ông chủ nhà rót chén trà đưa cho cậu:
Uống chén trà cho minh mẫn đầu óc rồi hãy tính toán cháu ạ!
Bằng hai tay, cậu bé đỡ chén nước, nhưng chưa vội uống ngay. Không hiểu nghĩ sao, cậu lại đặt chén nước trà xuống bàn rồi lại nghiêng ấm rót thêm cho thật đầy. Nước sóng sánh chỉ chực trào ra khỏi miệng chén. Cậu reo lên:
Cháu đã có cách tính rồi!
Đoạn cậu đặt cái chén trà vào trong tách, rồi thả chiếc nó điếu vào đó, nước tràn lênh láng ra tách. Chẳng ai hiểu tại sao cậu bé làm như thế. Cậu lại rót nước trong tách vào ly khác, rồi đưa ly cho ông chủ nhà:
– Thưa bác, số bạc cần mua để đúc chiếc nó điếu bằng đúng khối nước trong chén này ạ!
Vậy là bằng con đường suy luận sáng tạo, cậu bé Vũ Hữu đã biết cách tính thể tích của những vật khó đo lường. Lớn lên nhờ miệt mài học tập, nghiên cứu, cậu đã đỗ Hoàng giáp lúc 23 tuổi và ra làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Vũ Hữu đã có những tính toán sắc sảo được người đương thời ca tụng và lưu truyền đến ngày nay. Một lần, nhà vua quyết định cho sửa lại mấy cửa thành Thăng Long được xây từ thời nhà Lý đã hư hỏng nặng.
Nhà vua quyết định giao cho quan đại thần tính toán vật liệu và định ngày khởi công. Thế nhưng, mấy vị quan này cứ đo đạc và tính toán mãi mà không xong. Biết Vũ Hữu là người giỏi toán, nhà vua gọi và giao nhiệm vụ. Chỉ nội trong ngày, ông đã trình lên vua bản tính toán số gạch cần phải có để xây lại thành. Tại sao ông có thể tính toán nhanh như vậy? Các quan đại thần khẽ tâu:
– Tính toán mà vội vàng như vậy, sợ rằng làm ẩu?
Vũ Hữu tâu lại:
Tâu bệ hạ! Số vật liệu đã tính toán xong. Nếu thiếu hay thừa một viên gạch thì thần xin chịu tội!
Các quan đại thần thấy Vũ Hữu tính toán số gạch sai lệch với họ quá nhiều thì lấy làm bực tức lắm. Họ tìm cách phá đám để Vũ Hữu phải bẽ mặt mà chịu tội.
Đúng ngày khởi công, ông đưa mắt nhìn đống gạch đã sắp xếp vuông vắn, có đánh dấu trước thì thấy thiếu một viên. Ông liền tâu vua để xin bổ sung ngay một viên gạch khác. Các quan đại thần căng mắt ra để nhìn Vũ Hữu đang đôn đốc đám thợ lành nghề đang thi công, họ bảo nhau:
Phen này, cứ căn vào bộ luật Hồng Đức thì Vũ Hữu chỉ có nát thây!
Đúng thế, làm sao xây mà không thừa không thiếu được một viên gạch chứ? Có lẽ thần toán thì cũng chẳng tính nổi đâu!
Trong lúc đó, Vũ Hữu cứ lẳng lặng với công việc của mình. Chẳng bao lâu, cổng thành đã xây xong và số gạch còn thừa đúng một viên.
Các quan đại thần lấy làm hỉ hả lắm, họ reo lên thích thú:
A! Ngài tính toán giỏi nhỉ? Vẫn còn thừa đúng một viên đấy chứ?
Khi họ đưa viên gạch này lên cho vua, ngài nhận xét:
– Sao lại thế nhỉ? Viên gạch này lại khác kích thước với các viên gạch đã dùng!
Vũ Hữu tâu:
– Tâu bệ hạ! Bệ hạ thật anh minh và tinh tường. Quả thật đúng như vậy. Thần đã tính toán đúng số gạch để sửa sang các cửa. Nhưng khi kiểm tra chung, thần thấy phía mặt kia, tường còn chắc chắn, chỉ cần thay vào đó một viên gạch là ổn thôi. Thần đã ước lượng viên gạch đưa vào lỗ hồng ấy nên như thế nào, và ra lệnh làm viên gạch khác cỡ.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.