Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

CHU VĂN AN

Ngôi sao Bắc đầu của nền giáo dục đời Trần

Tiếng chim hót trong nắng sớm. Những vòm tre nghiêng mình lả lơi trong gió. Ngôi trường ở cạnh đầm thôn Cung Hoàng đã đông đủ học trò. Những tiếng học bài vang lên. Thầy Chu Văn An âu yếm nhìn các môn sinh, cập mắt của thầy dùng lại ở cậu học trò lúc nào cũng có mặt sớm nhất. Cậu ấy, gương mặt phương phi, trắng trẻo, môi đỏ như son. Lạ thật, mặc dù siêng năng, học giỏi, nhưng dường như cậu học trò này không thân với ai cả. Cậu ấy không phải người làng này chăng? Có lần, thầy cho người ngầm theo dõi lúc tan trường, nhưng cứ thấy cậu ta hể đi đến đầm Cung Hoàng thì biến mất. Hôm nay, thấy An không vui. Dù mới sớm mai nhưng khí trời đã oi bức.

Chao ôi! Hạn hán kéo dài như thế này thì dân tỉnh làm sao sống nổi? Thầy khẽ thở dài. Thời gian chậm rãi trôi qua. Sau khi các môn sinh đã ra về, nhưng thầy vẫn ngồi yên, nét mặt đăm chiêu, tư lự. Thấy thấy hôm nay kém vui, cậu học trò đã bước đến gần thầy, vòng tay và cúi đầu thưa:

Thưa thầy, thầy đang có điều gì lo lắng? Con có thể giúp được gì cho thầy?
Thấy An giật mình:
– A! Sao giờ này con chưa về? Thấy còn nhiều điều phải suy nghĩ.
– Xin thầy cứ nói. Con sẽ tìm cách giúp thảy.
Thầy An không nhìn cậu học trò mà như đang nói với chính mình:
– Thiên tai khi nắng, khi lụt, số trời không biết đâu mà nói. Nhưng mắt ta trông thấy dân tình tiều tụy, người có lòng nhân há nào không đau xót?

Cậu học trò cung kính đáp:
– Bẩm thầy, con từng nghe nói rằng nắng mưa là chuyện của Trôi, làm sao có thể hiểu ý Trời như thế nào được. Nhưng vì ơn thầy, con xin giúp thầy.

Nói xong, cậu học trò củi đầu chào thầy và ra về. Đêm ấy, trời tối đen, cậu học trò bước ra sản mài mực. Sau đó, cậu hòa với nước rồi hất tung nghiên mực lên trời. Một lát sau, mây đen kéo đến, sấm sét dữ dội. Từ trên trời cao, nước đổ xuống như thác. Bao nhiêu ngày ngóng đợi, được cơn mưa như trút nước xuống, dân tình lấy làm hả hê lắm.

Sáng mai, ngôi trường của thầy An đông đủ và nhộn nhịp hơn. Cây có mơn mởn. Ai bước vào lớp học cũng thấy tâm hồn mình thư thải. Thấy An quan sát các môn sinh thì không thấy cậu học trò hôm qua. Thầy bèn cho người chạy đến đầm Cung Hoàng để dò hỏi. Lát sau, người đó quay về thua với thầy là thấy con thuồng luồng to lớn khác thường nằm chết trong đầm. Lúc đó, thấy An mới biết cậu học trò kia chính là con trai của Long Vương, vì làm mưa mà bị tội phải chết. Thấy khóc thảm thiết, cho vớt xác và chôn bên bờ sông Nhuệ… Đó là huyền thoại lưu truyền trong dân gian về một bậc thầy nổi tiếng trong lịch sử nước ta: thầy Chu Văn An. Nếu tước bỏ đi những chi tiết huyển hoặc thì ta thấy được cốt lõi của truyền thuyết này: thấy Chu Văn An bằng đức độ của mình đã cảm hóa được mọi người.

Thầy Chu Văn An sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1292) dưới thời vua Trần Anh Tôn, tại xã Quang Liệt (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Thuở nhỏ, thầy sống với mẹ, được mẹ chăm nom cho ăn học và nổi tiếng thần đồng. Sức học của thầy thì không ai theo kịp, người đương thời nhận xét: “Chu Văn An, hiệu Tiều Ân, tỉnh liêm khiết, cứng cỏi, ở nhà thường ham thích đọc sách, học vấn tỉnh thông, tiếng tăm lừng lẫy xa gần”. Dù vậy, thấy không tiến thân bằng con đường khoa cử mà ở nhà mở trường dạy học. Thầy không phân biệt học trò giàu, nghèo mà đều áp dụng một quy chế học tập như nhau.

Theo chương trình thi cử dưới triều nhà Trần từ đời vua Trần Anh Tông thì thí sinh đều phải trải qua bốn kỳ – đỗ kỳ trước mới được vào thì kỳ sau. Đỗ cả bốn kỳ thì mới đạt danh hiệu Thái học sinh – tức Tiến sĩ sau này. Thứ tự của bốn kỳ với các thể loại bài thi: kỷ thứ 1 thì ẩm tả, kỳ thứ 2 thi kình nghĩa, thơ, phú, kỳ thứ 3 thi chiếu, chế, biếu, kỳ thứ 4 thì văn sách (1). Thầy An không chỉ dạy cho học trò đúng với chương trình thi cử mà còn mở rộng nghĩa sách. Do đó, học trò các nơi kéo về học rất đông. Khoa thi năm 1314, hai học trò của thầy là Phạm Sư Mạnh và Lê Quát đã đỗ Thái học sinh gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử.

Cùng với các trường Quốc lập thì trường Cung Hoàng của thầy An đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nhân tài. Nói như vậy, vì lúc bấy giờ ở nước ta trường học chưa nhiều. Từ năm 1070, vua Lý Thánh Tôn mới dựng Văn Miếu – thờ Chu Công, Khổng Tử, Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử và 72 vị tiên hiền là học trò giỏi của Khổng Tử. Rồi sáu năm sau (1076) vua Lý Nhân Tôn mới cho xây dựng Quốc Tử Giám và 166 năm sau (1236) nhà Trần mới đổi lại là Quốc tử viện. Năm 1281 nhà Trần mới mở thêm nhà học ở phủ Thiên Trường. Các trường này chủ yếu dành cho con em quan văn vào học.

Ngoài ra ở Yên Tử (Quảng Ninh), Hương Sơn (Hà Tây)… cũng có trường nhưng chủ yếu dành cho các sư sãi. Có lẽ, thấy được điều này nên thầy Chu Văn An đã mở trường để dạy cho con em nhân dân lao động. Điều này thật đáng quý biết bao. Thời gian này, thấy đã hết lòng dạy dỗ học trò mình. Thấy từng dạy: Phàm học hành thành đạt cho mình là để thành đạt cho người, công đức tới đâu, ân huệ để lại cho đời sau, đấy đều là phận sự của nhà Nho.

Từ đời nhà Lý đến đời Trần, đạo Phật chiếm vị trí độc tôn, sử cũ còn ghi: “Những người thông minh tài giỏi đều do phái Thích giáo lựa chọn và cất nhắc”. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bắt đầu suy và Nho giáo bắt đầu thịnh. Năm 1304, vua Trần Anh Tông ra lệnh bỏ thi Phật giáo, Đạo giáo thì trường Cung Hoàng của thầy An càng có ý nghĩa tích cực. Nhờ vậy, tiếng tăm của thấy ngày càng lan truyền sâu rộng trong cả nước.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x