Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Đạo Lý Của Người Xưa của tác giả Dương Thu Ái mời bạn thưởng thức.

CHƯƠNG HAI

ĐỀ GIẢI

Nửa phần trước của chương này nhấn mạnh sự thật về tư tưởng biện chứng pháp, chỉ ra tất thảy mọi sự vật đều có mặt đối lập, và hễ mất đi một phía của mặt đối lập thì phía bên kia cũng sẽ không thể tồn tại được. Lão Tử đã dùng mối quan hệ tương hỗ của đẹp với xấu, thiện với ác, không với có, khó với dễ, dài với ngắn, cao với thấp, âm với thanh, trước với sau để nói rõ, mọi sự vật đều có sự đối lập với nhau, lại đều dựa vào nhau để tồn tại, trong mối quan hệ trái ngược đã thể hiện rõ tác dụng tạo thành lẫn cho nhau.

Nửa phần sau của chương này, Lão Tử đã đề xuất ra quan điểm “Vô vỉ”, là vận dụng tư tưởng biện chứng pháp để chỉ đạo đời sống xã hội. “Vô vi” của ông thực ra không phải là không làm nên công trạng gì, mà là thuận ứng theo tự nhiên, tuân theo quy luật phát triển của sự vật mà làm nên công trạng, mà lại không chủ quan ỷ vào sức mạnh làm càn làm bậy để rồi tự cậy mình có công lao. “Thánh nhân” mà ông nói, là chỉ những nhân vật lí tưởng có trí tuệ, hiểu biết được quy luật tự nhiên, có phẩm cách cao thượng. Có khi cũng chỉ cả những kẻ thống trị lý tưởng nữa.

NGUYÊN VĂN

Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mĩ, tư ở hì(); giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện hĩ.

Hữu vô tương sinh(2), nan dị trương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương doanh, âm thanh tương hòa(3), tiền hậu tương tùy, hằng dã.

Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự4), hành bất ngôn chi giáo, vận vật tác nhi phất thủy, sinh nhi phất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư. Phu duy phất cư, thị dĩ bất khứ.

Chú giải:

(1) Ố: Chỉ cái xấu xí.

(2) Hữu vô: Chỉ sự tồn tại và không tồn tại của sự vật hiện thực, hàm nghĩa khác hẳn với “Vô” và “Hữu” cùng phát ra bởi “Đạo” ở chương trên.

(3) Âm thanh: cách dùng của cổ nhân, phát âm đơn giản thì gọi là “Thanh”; tổ hợp của thanh trở thành tiết tấu âm nhạc, được gọi là “Âm”.

(4) Thánh nhân: Chỉ những nhân vật lí tưởng có trí tuệ, hiểu được quy luật tự nhiên, có phẩm cách cao thượng có khi cũng chỉ cả những người thống trị lý tưởng.

Vô vi: Thuận ứng theo tự nhiên, không dựa vào sức mạnh làm càn, làm bậy.

Dịch văn:

Mọi người trong thiên hạ đều biết cái đẹp, sở dĩ gọi là đẹp, chính là gì có sự tồn tại của cái xấu. Đâu biết điều thiện được gọi là thiện, chính bởi vì có sự tồn tại của cái ác.

Có và không có đối lập lẫn nhau mà sinh ra, khó và dễ đối lập lẫn nhau mà hình thành, dài và ngắn đối lập lẫn nhau mà thể hiện, cao và thấp đối lập lẫn nhau mà tồn tại, âm và thanh đối lập lẫn nhau mà hài hòa, trước và sau đối lập lẫn nhau mà xuất hiện, đó là lẽ vĩnh hằng.

Cho nên “Thánh nhân” dùng thái độ “vô vi” để xử lý việc đời, thực hành sự dạy dỗ “bất ngôn”; cứ để mặc cho vạn vật sinh trưởng mà không tăng thêm sự can thiệp; sinh dưỡng vạn vật mà không chiếm giữ làm của riêng; dốc hết sức lực vì vạn vật mà không tự cậy mình có năng lực; công thành mà không tự cho mình là có công lao. Chính bởi vì ngài không tự cho mình là có công lao, cho nên công tích của ngài không thể mất đi được.

CHƯƠNG BA

ĐỀ GIẢI

Ở thời đại của Lão Tử sống để duy trì sự thống trị của mình, bọn thống trị đã tỏ ra là luôn chào đón những người hiền tài, lưu hành cái gọi là chủ trương tôn sùng người hiền, dẫn tới sự nảy sinh ra những dã tâm cạnh tranh giành quyền vị. Những người tranh giành quyền vị lại đều là những kẻ không từ một thủ đoạn nào để tham lam mưu đồ của cải tiền bạc. Đây cũng là những nguyên nhân quan trọng làm trộm cướp nổi lên, lòng dân rối loạn. Nhằm thẳng vào tình hình, trong chương này Lão Tử đã nêu ra chủ trương không tôn sùng người hiền tài, và đã phê phán cái tai hại của vật dục.

NGUYÊN VĂN

Bất thượng hiền(1), sử dân bất tranh(2)

Bất quý nam đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo.

Bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.

Thị dĩ thánh nhân chi trị, hư kì tâm (3), thực kì phúc, nhược kì chí), cường kì cốt.

Thường sử dân vô tri vô dục(); Sử phu trí giả bất cảm vi đã(6)

Vi vô vị(7), tắc vô bất trị.

Chú giải:

(1) Thượng hiền: Ca ngợi, tâng bốc người hiền tài.

Bất thượng hiền: Không tôn sùng người hiền tài, tức là không cho những người mà mình tự ca ngợi nhất là hiền tài được hưởng quan cao lộc hậu.

(2) Bất tranh: Không tranh đoạt quyền vị, công danh và lợi lộc.

(3) Hư kì tâm: Làm trong sạch hóa tâm tư của dân chúng không có tham dục.

(4) Nhược kì chí: Làm suy yếu lý trí tranh giành danh lợi của nhân dân, không sinh ra trái tim cơ trí xảo trá.

(5) Vô tri vô dục: Không có lòng dạ tâm trí gian xảo, không có dục vọng tranh đoạt của cải vật chất.

(6) Trí giả bất cảm vi: Những người cơ trí xảo trá, không dám làm điều xằng bậy ngông cuồng.

(7) Vi vô vi: Dùng phương thức “vô vi” để cai trị thiên hạ, cũng tức là dùng thái độ thuận ứng với tự nhiên để xử lý công việc chính trị.

Dịch văn:

Không ca ngợi, tôn sùng người hiền tài, nhân dân sẽ tránh được việc tranh quyền đoạt lợi.

Không quý trọng những của cải khó giành được, nhân dân sẽ tránh được việc sinh ra lòng tham để đi làm kẻ cướp.

Không khoe khoang, phô trương những tiền bạc, của cải có thể dẫn tới lòng ham muốn, sẽ làm cho tâm tư của nhân dân trong sạch, tránh được việc muốn đi làm loạn.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x