Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Đầu Tư Phát Triển Đô Thị của tác giả TS. Cù Thanh Thủy, PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

TÓM TẮT

Đầu tư phát triển đô thị có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng. Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 50-52%, với ít nhất ba đô thị đạt chuẩn đô thị quốc tế. Những năm gần đây, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu tích cực. Tính đến thời điểm tháng 6/2020, cả nước có 853 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), 20 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 43 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 672 đô thị loại V với tổng dân số đô thị là: 38.146.090 người (so với 500 đô thị các loại vào năm 1990), thì đây là một sự bứt phá tương đối mạnh trong quá trình phát triển đô thị tại Việt Nam.

Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh nhất ở ba vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội miền Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng…), miền Trung (Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Định…) và miền Nam (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu…). Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trình đô thị hóa thể hiện rõ nét qua tỷ trọng công nghiệp – xây dựng ngày càng lớn. Bộ mặt các đô thị đã có những thay đổi lớn: Văn minh, hiện đại và xanh, sạch, đẹp hơn. Đô thị hóa đã mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo hiệu ứng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đô thị mới, khu đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở: đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường…

Vậy đầu tư phát triển đô thị là gì? Đầu tư phát triển đô thị bao gồm những nội dung gì? Nguồn vốn nào được huy động và sử dụng cho đầu tư phát triển đô thị? Và đầu tư phát triển đô thị có ảnh hưởng như thế nào tới tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như những tác động ngược lại của tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với đầu tư phát triển đô thị sẽ được nghiên cứu trình bày trong nội dung của chương 1 này.

Nội dung của chương 1 cũng sẽ được nghiên cứu trình bày đan xen giữa cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn qua số liệu tại các dô thị của Việt Nam làm minh chứng cho các nội dung lý luận trình bày.

1.1. Nhận thức cơ bản về đầu tư phát triển đô thị

1.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển đô thị

Để hiểu thế nào là đầu tư phát triển đô thị, trước tiên sẽ nghiên cứu về đầu tư phát triển và đầu tư. Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó, quá trình đầu tư làm gia tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản. Thông qua hành vi đầu tư này, năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế cũng gia tăng.

Đầu tư phát triển đô thị là bộ phận của đầu tư phát triển, là những hoạt động sửdụng vốn trong hiện tại nhằm tại ra các tài sản vật chất, trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và duy trì những tài sản hiện có, tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, đầu tư phát triển đô thi giới hạn tại địa bàn thực hiện đầu tư đó là các đô thị.

Đầu tư phát triển đô thị đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển đô thị là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên.

Theo nghị định số 11/2013/NĐ-CP của chính phủ:

Vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn của các thành phần kinh tế khác.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được sử dụng các quỹ đầu tư hiện có (bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển địa phương, quỹ phát triển đất, quỹ phát triển hạ tầng, quỹ phát triển nhà ở…) để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho các khu vực phát triển đô thị.

Như vậy, các nguồn lực cho phát triển đô thị tại Việt Nam là tương đối đa dạng, xét về vốn đầu tư phát triển đô thị bao gồm vốn trong nước, vốn quốc tế; xét về các nguồn lực bao gồm cả đất đai, lao động… phục vụ cho đầu tư phát triển đô thị.

Đối tượng của đầu tư phát triển đô thị là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tự bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định.

Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x