Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Đergiavin(4)

Ngày hôm sau Tsarxki đi vào dãy hành lang tối tăm và bẩn thỉu của một quán trọ tìm phòng số 35. Chàng dừng lại trước cửa phòng và đưa tay gõ mấy tiếng. Người Ý hôm qua ra mở cửa.

– Đại thắng lợi! – Tsarxki nói. – Công việc của ông ổn lắm rồi. Công tước phu nhân X. cho ông mượn phòng đấy; hôm qua trong một buổi dạ hội tôi đã rủ được nửa thành Pêterburg rồi đấy. Ông cho in vé và quảng cáo đi. Tôi xin cam đoan với ông là nếu không thành công chăng nữa, thì cũng thu được một số tiền kha khá…

– Mà đó mới là cái chính! – người Ý kêu to, đồng thời biểu lộ nỗi vui mừng bằng những cử chỉ khoa chân múa tay thường thấy ở những người quê phương Nam. – Tôi biết rằng thế nào ông cũng giúp tôi mà. Corpo di Baccco!* Ông cũng như tôi, đều là nhà thơ cả; người ta nói thế nào thì nói, chứ đã là thi sĩ thì thế nào cũng là người tốt! Tôi biết lấy gì để cảm ơn ông đây? Xem nào… hay tôi ứng tác cho ông nghe một bài nhé?

– Ứng tác à?… Chả nhẽ ông có thể ứng tác mà không cần có công chúng, không cần âm nhạc, không cần tiếng vỗ tay?

– Cần gì, cần gì! Tìm đâu ra một công chúng tốt hơn nữa? Ông là nhà thơ, ông sẽ hiểu tôi hơn họ nhiều, và sự tán thưởng im lặng của ông đối với tôi còn quý gấp mấy những tràng vỗ tay ầm ĩ của họ… Ông ngồi tạm đâu đấy và ra đề cho tôi đi.

Tsarxki ngồi lên một chiếc va-li (trong căn phòng chật hẹp có được hai cái ghế, thì một chiếc bị gãy, còn chiếc kia thì chất đầy giấy má và áo quần). Nhà thơ ứng tác với lấy cây đàn ghi –ta để trên bàn và đứng trước mặt Tsarxki đưa mấy ngón tay xương xẩu dạo qua vài nốt đợi chàng ra đề.

Tsarxki nói:

– Đây, ông thử làm đề này: nhà thơ tự chọn lấy đối tượng sáng tác; đám đông không có quyền chi phối cảm hứng của thi sỹ.

Mắt người Ý sáng lên, anh ta dạo qua vài hợp âm, kiêu hãnh ngẩng đầu lên, và những thi tiết nồng nhiệt, thể hiện một cảm xúc tức thì, nhịp nhàng tuôn ra trên đôi môi của thi sĩ… Tsarxki nhớ thuộc lòng bài thơ đó. Một người bạn của chàng có ghi lại và chuyển cho tôi. Bài thơ như sau:
Giá vé 10 rúp; mở màn lúc 7 giờ.

Tờ quảng cáo

Gian phòng của công tước phu nhân X. được dành cho cuộc biểu diễn của nhà thơ ứng tác. Người ta đã dựng lên một cái bục. Ghế ngồi được xếp thành mười hai hàng. Đến ngày đã định, đúng bảy giờ tối, gian phòng thắp đèn sáng trưng. Trước cửa đặt một cái bàn con có một người đàn bà mũi dài ngồi bán vé, đầu đội mũ dạ màu xám có cắm những chiếc lông chim gáy xơ xác, tay đeo đầy nhẫn. Ngoài cổng có mấy viên cảnh binh đứng. Công chúng bắt đầu lục tục kéo đến. Tsarxki là một trong những người đến sớm nhất. Chàng rất thiết tha với buổi biểu diễn và muốn gặp nhà thơ ứng tác để hỏi xem chàng ta đã hài lòng về những việc tổ chức trang trí chưa.

Tsarxki gặp nhà thơ người Ý đang sốt ruột ngồi nhìn đồng hồ trong gian phòng bên; người Ý ăn mặc như một diễn viên trên sân khấu. Chàng ta vận toàn màu đen từ đầu đến chân. Cái cổ sơ-mi thêu đăng ten để hở ra, và màu da trắng bệch trên cổ tương phản một cách kỳ dị với bộ râu đen rậm rạp. Mái tóc nhà thơ rủ xuống từng chùm viền lấy vầng trán và đôi lông mày. Những thứ đó không làm cho Tsarxki vừa lòng lắm: chàng thấy khó chịu khi thấy một nhà thơ mà lại ăn mặc như một thằng hề như vậy. Tsarxki hỏi thăm anh ta dăm ba câu và ra ngồi ở phòng ngoài. Bấy giờ công chúng đến mỗi lúc một đông.

Chẳng bao lâu các dãy ghế bành đã chật những khách nữ giới ăn mặc cực kỳ sang trọng. Nam giới thì đứng vòng quanh thành một cái khung chật ở cạnh bục, dọc hai bên tường và sau hàng ghế cuối cùng. Các nhạc công đặt giá nhạc và ngồi ở hai bên bục. Ở giữa, trên một chiếc bàn có đặt một cái bình sứ. Công chúng đến rất đông. Mọi người đều nóng lòng chờ buổi biểu diễn bắt đầu. Cuối cùng đến bảy giờ rưỡi các nhạc công rục rịch soạn sửa, rồi bắt đầu chơi đoạn nhạc mở màn của vở Tăngkrét(7). Mọi người đều ngồi vào chỗ và im lặng. Những phách cuối cùng của đoạn nhạc mở màn đã cử xong… Nhà thơ ứng tác bước ra, tiếng vỗ tay từ bốn phía nổi lên vang dội. Người Ý vừa cúi chào, vừa đi ra đến tận ngoài lề cái bục.

Tsarxki sốt ruột chờ xem cái phút đầu này gây một ấn tượng như thế nào, nhưng chàng để ý thấy rằng cách phục sức của người Ý mà chàng thấy khó chịu, lại không hề gây nên trong công chúng một ấn tượng như thế. Ngay bản thân chàng cũng không thấy anh ta có gì buồn cười khi trông thấy anh ta ở trên bục, khuôn mặt tái xanh, dưới ánh sáng rực rỡ của cây đèn treo và đèn nến. Tiếng vỗ tay đã ngớt, tiếng nói chuyện im hẳn… Người Ý dùng một thứ tiếng Pháp lơ lớ thỉnh cầu các quý khách ra cho một số đề, vị nào ra đề sẽ viết nó vào một mảnh giấy riêng.

Trước lời thỉnh cầu đột ngột đó mọi người đều im lặng đưa mắt nhìn nhau, chẳng ai đáp lại lấy một lời. Người Ý đứng đợi một lát, rồi nhắc lại lời thỉnh cầu lúc nãy với một giọng rụt rè, nhỏ nhẻ. Tsarxki bấy giờ đứng ngay ở bên cạnh bục. Chàng bắt đầu thấy lo lắng bứt rứt; chàng thấy trước rằng không có chàng thì e việc này không xong, và thế nào rồi chàng cũng phải viết đầu đề của mình ra. Quả nhiên mấy cái đầu phụ nữ đã quay sang phía chàng và bắt đầu cất tiếng gọi chàng, lúc đầu họ còn gọi khe khẽ, sau càng ngày càng to dần. Nghe tên Tsarxki, nhà thơ ứng tác liền đưa mắt tìm chàng ở phía dưới chân mình, rồi trao cho chàng một cây bút chì và mảnh giấy, miệng mỉm cười thân ái.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x