
Địa Lý Các Tỉnh Và Thành Phố Việt Nam Tập 1 – Đồng Bằng Sông Hồng – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Địa Lý Các Tỉnh Và Thành Phố Việt Nam Tập 1 – Đồng Bằng Sông Hồng của tác giả Lê Thông mời bạn thưởng thức.
II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình
Phần lớn diện tích của Hà Nội là vùng đồng bằng, độ cao trung bình từ 5 – 20m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam theo hướng chung của địa hình và cũng là theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Vùng đồng bằng – địa hình đặc trưng của Hà Nội, đã được con người khai thác và sử dụng từ lâu. Trên lớp bồi tích phù sa dây (trung bình là 90-120m), dân cư đông đúc, với nền văn minh lúa nước, trồng rau, màu, chăn nuôi gia súc…
Phía bắc Hà Nội là vùng đồi núi thấp và trung bình, có dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim – 462m.
Vùng đồi núi của Hà Nội thích hợp với việc phát triển chăn nuôi, tổ chức nhiều loại hình du lịch.
2. Khí hậu
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu Hà Nội mang sắc thái đặc trưng của khí hậu toàn vùng với đặc điểm nhiệt đới ẩm, gió mùa.
Hà Nội có nền nhiệt độ khá đồng đều và cũng khá cao. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 – 24°C. Tổng nhiệt độ hằng năm là 8500 8700°C. Hà Nội còn có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm của Hà Nội là 84% và cũng ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 81 – 86%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 140 ngày mưa. 1800mm, mỗi năm có khoảng
Khí hậu Hà Nội có sự thay đổi và khác biệt giữa hai mùa trong năm : mùa hạ và mùa đông.
Mùa hạ, từ tháng V đến tháng X, có đặc điểm là nóng và mua nhiều, với gió thịnh hành hướng đông nam.
Vào mùa này, nhiệt độ trung bình thắng cao nhất là tháng VII, xấp xỉ 29°C. Mưa nhiều, chiếm tới 85% lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng VIII, với 16 -18 ngày mưa, lượng mưa trung bình 300 – 350mm. Mùa đông, từ tháng XI đến tháng IV có đặc điểm là tương đối lạnh và ít mưa với gió thịnh hành là Đông Bắc. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (16°C), đồng thời cũng là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất (16-18mm).
3. Thủy văn
Màng lưới sông ngòi trên địa bàn thành phố Hà Nội khá dày đặc, khoảng 0,5 – 1km/km², thuộc 2 hệ thống sông chính : sông Hồng và sông Thái Bình. Độ dốc của sông nhỏ, các dòng uốn khúc quanh co.
Hệ thống sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội dài khoảng 93km, lưu lượng dòng chảy bình quân năm khi qua thành phố là 90km³; gồm có sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích ở phía hữu ngạn, sông Đuống ở phía tả ngạn.
Hệ thống sông Thái Bình thuộc phía đông bắc Hà Nội, gồm có sông Công, sông Cà Lài, sông Cà Lồ, sông Cầu.
Ngoài ra, trên địa phận thành phố còn có các hệ thống sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét, chủ yếu làm nhiệm vụ tiêu nước.
Chế độ nước sông của Hà Nội chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ, cũng là mùa mưa, kéo dài 5 tháng từ tháng VI đến tháng X, tập trung 70 75% tổng lượng nước cả năm. Cao điểm của mùa lũ thường vào tháng VII – VIII. Mùa cạn kéo dài hơn tới 7 tháng, từ tháng Xí đến tháng V, dòng chảy nhỏ, nước trong, ít phù sa.
Lũ lụt là một trong những hiện tượng gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội của dân cư trên địa bàn thành phố. Biện pháp an toàn nhất là đắp đê. Hà Nội có hệ thống đê điều khá kiên cố, được xây dựng từ lâu đời để ngăn dòng nước sông Hồng vào mùa lũ,
Hà Nội là một trong những thủ đô có nhiều hồ trên thế giới, với 3600 ha hồ, đầm; trong đó có 27 hồ, đầm lớn như Hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Bảy Mẫu, Thiền Quang, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thủ Lệ, Thành Công…
Hệ sinh thái hồ của Thủ đô đã góp phần tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu đô thị, mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế, du lịch. Đặc biệt, Hồ Tây với diện tích 500 ha, cùng với vùng đất xung quanh hồ có khả năng tổ chức thành trung tâm du lịch và giao dịch có tầm cỡ ở vùng Đông Nam Á. Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Thủ đô gắn với truyền thuyết thiêng liêng về vua Lê Lợi. Đây là một điểm du lịch đặc sắc, với quần thể di tích lịch sử – kiến trúc quanh hồ.
Hà Nội còn có nguồn nước ngắm khá phong phú và có chất lượng tốt, với khả năng khai thác 1 triệu m³/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt đối với khu vực nội thành.
4. Đất đai
a) Các loại đất ở Hà Nội :
Đất phù sa chiếm phần lớn diện tích đất đai của Hà Nội. Đây là loại đất tốt, màu mỡ, cấu tượng tốt, có đặc tính từ ít chua đến trung tính, độ pH từ 6-7, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Loại đất này chiếm diện tích của các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm.
Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ, tập trung ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Đây là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ, cho năng suất cây trồng thấp. Đất này lại phù hợp với các loại cây như khoai lang, đỗ, lạc, thuốc lá…
Nhóm đất đồi núi thấp, chủ yếu là đất feralit phát triển trên sa thạch, phiến thạch, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Đất bị rửa trôi mạnh do phá rừng, nghèo dinh dưỡng. Cần phải nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi trọc, kết hợp trồng cây ăn quả, nuôi trồng sinh vật cảnh để tạo ra môi trường sinh thái lâu bền.
b) Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích tự nhiên của toàn thành phố là hơn 92,7 nghìn ha, trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm 47,02%, đất lâm nghiệp – 7,23%, đất đô thị – 8,50%, đất thổ cư nông thôn – 12,24%, đất dành cho các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất – 0,15%, đất xây dựng, giao thông và thủy lợi – 9,86%, đất cho mục đích khác và chưa sử dụng – 15%.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.