Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Địa Lý Các Tỉnh và Thành Phố Việt Nam Tập 2 – Vùng Đông Bắc của tác giả Lê Thông mời bạn thưởng thức.

II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Địa hình, khoáng sản

a) Địa hình

Về mặt địa hình, có thể chia Bắc Giang thành một số khu vực sau đây :

Khu vực miền núi xâm thực được nâng lên mạnh thuộc lưu vực sông Lục Nam. Khu vực này có những đỉnh núi cao và hiểm trở của tỉnh Bắc Giang. Các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn và Huyền Định – Yên Tử là đường phân giới của tỉnh với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương. Trên đường đình của dãy núi Huyền Định – Yên Tử có đỉnh cao nhất là Yên Tử ở Sơn Động – Lục Ngạn cao 1063 m; trên đường đình của các dãy núi Bảo Đài – Cấm Sơn có đỉnh Ba Vòi ở Lục Ngạn cao 975 m. Khu vực miền núi này có khả năng phát triển nghề rừng (chủ yếu là bảo vệ và trồng rừng phòng hộ), chân nuôi và trống cây công nghiệp.

Khu vực miền đối trung du được nâng lên yếu, thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Trong phạm vi của tỉnh, đường phân giới của khu vực này với khu vực miền núi nói trên là đường dọc theo chân núi Huyền Đỉnh lên Biển Động, men theo chân núi Bảo Đài lên Bến Lường ở bắc thị trấn Kép. Ranh giới phía nam là đường từ Cẩm Lý huyện Lục Nam đến Lạng Giang, sang Nhã Nam rồi đến đường phân giới với tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền đối trung du được cấu tạo bằng trầm tích đá gốc. Các ngọn đồi ở đây thường có độ cao 30 – 50 m.

Khu vực này có nhiều vùng đất đai còn tốt (nơi còn rừng tự nhiên). Ở những nơi đồi núi thấp, có thể trồng cây ăn quả (vải thiều, cam, chanh, na, hỏng…), trồng cây công nghiệp và chân nuôi gia súc.

Khu vực thếm phù sa cổ bị chia cắt yếu. Địa hình chủ yếu là các đồi thoải lượn sóng, có độ cao dưới 30 m, trên nền phù sa của sông Cầu, sông Thương. Địa hình này thấy rất rõ ở các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và thị xã Bắc Giang. Các đồi không có lớp phủ thực vật nên nhiều nơi đất bị xói mòn trơ sỏi, đá. Đây là địa bàn có thể phủ xanh đất trống, đối núi trọc bằng việc trồng cây công nghiệp dài ngày.

Khu vực thêm mài mòn cũ bị chia cắt yếu có những núi sót. Địa hình chủ yếu là những đồi núi thấp khá bằng phẳng và những miền trũng với những khối núi sót như núi Neo ở Yên Dũng (cao 260 m) và Dĩnh Sơn ở Việt Yên… Ngày nay nhiều đồi thấp và máng trũng ở Yên Dũng, Việt Yên đã được nhân dân cải tạo thành những ruộng cao, thấp khác nhau để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Địa hình đa dạng là điều kiện để tỉnh Bắc Giang có thể phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị sản phẩm cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

b) Khoáng sản

Khoáng sản ở Bắc Giang chủ yếu là các mỏ nhỏ. Đây được coi là cơ sở nguyên liệu để phát triển công nghiệp địa phương, các khoáng sản chính là than, quặng sắt, đồng, sét làm gạch chịu lửa…

2. Khí hậu, thủy văn

a) Khí hậu

Do nằm ở vị trí đệm giữa khu vực núi đông bắc và đồng bằng sông Hồng nên khí hậu Bắc Giang có tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới. Mùa đông ít mưa, sương muối xuất hiện trên nhiều vùng đồi núi. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình. Mưa giảm dần từ phía Quảng Ninh về các huyện Lục Ngạn, Sơn Động và từ phía Hải Dương về huyện Yên Dũng. Lượng mưa trung bình cả năm 1300-1800 mm. Vùng núi bị chi phối bởi vĩ độ và địa thế bình phong nên ít mưa và khô hanh. Thêm vào đó, gió biển có nhiều hơi nước theo thung lũng sông Thương đưa lên phía bắc, đem về gió lạnh, mùa đông đến sớm.

Nhiệt độ thấp dần từ trung du lên miền núi. Mùa nóng từ tháng V đến tháng IX, nhiệt độ trung bình 27-28°C. Mùa lạnh từ tháng XII đến tháng II, nhiệt độ trung bình 16-17°C. Số tháng có nhiệt độ không khí dưới 15°C chỉ 1-2 tháng, trên 27°C có 3 tháng. Sự biến động về số giờ nắng trong các năm cũng không nhiều (từ 1530 giờ đến 1776 giờ).

Khí hậu Bắc Giang với chế độ nhiệt ẩm như trên thích hợp với các nhu cầu sinh trưởng của các cây trồng nhiệt đới. Vùng đối trung du lạnh vừa và ẩm là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả (cam, chanh, dúa, vải), và phát triển cây công nghiệp. Vùng núi lạnh và ẩm, thuận lợi cho việc trồng cây gây rừng, trồng chè, các loại rau ôn đới, chân nuôi gia súc,

b) Thủy văn

Bắc Giang có 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam chày qua, với chiều dài qua tỉnh là 347 km. Các sông này đều chảy về phía Phả Lại.

Sông Lục Nam bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn), dài 178 km. Từ thượng nguồn đến Chũ lòng hẹp, uốn khúc, gồ ghề, lắm thác ghềnh, độ dốc lớn. Từ Chữ đến Lục Nam, lòng sông rộng trung bình 80-100 m, độ sâu trung bình 4 – 5 m. Từ Lục Nam đến ngã ba Nhân (cửa ra), lòng sông rộng và sâu hơn. Sông Lục Nam có 33 nhánh, trong đó có 4 nhánh lớn là sông Rằng, sông Thanh Luân, sông Cẩm Đàn và sông Bò.

Sông Thương có tên chữ là sông Nhật Đức. Theo truyền thuyết, sở dĩ có tên là sông Thương vì xưa kia các sứ thần của nước ta đi sang Trung Quốc, gia đình và bạn bè đều tiễn đến bờ sông này. Khi binh lính lên trấn ải biên giới, gia đình cũng chỉ tiễn đưa đến đây. Họ hàng thân thích từ biệt nhau và tỏ tình quyến luyến.

Sông Thương phát nguyên từ dây Na Pa Phước (Lạng Sơn). Đoạn qua Bắc Giang dài khoảng 42 km. Đoạn sông từ đập Cẩm Sơn trở lên hẹp, uốn khúc; từ hạ lưu đập Cẩm Sơn đến Bố Hạ lòng sông rộng 40 – 50 m, từ Bố Hạ đến thị xã Bắc Giang lòng sông rộng 70 – 120 m, thuyền bè có thể đi lại thuận lợi. Sông Thương có 32 nhánh, trong đó có 3 nhánh lớn là sóng Hóa, sông Tung và sông Sỏi.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x