Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Địa Lý Các Tỉnh Và Thành Phố Việt Nam Tập 5 – Nam Trung Bộ Và Đông Nam Bộ của tác giả Lê Thông mời bạn thưởng thức.

II – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Địa hình

Địa hình của Ninh Thuận thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Lãnh thổ được bao bọc bởi 3 mặt là núi phía bắc và phía nam là 2 dãy núi ăn lan ra sát biển, phía tây là vùng núi giáp tỉnh Lâm Đồng. Ninh Thuận có 3 dạng địa hình chính là: núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển.

Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích toàn tỉnh. Địa hình chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 m có hướng dốc từ tây sang đông, từ bắc xuống nam tùy theo hướng của các sông lớn như sông Cái, sông Sắt, sông Dầu, sông Trâu,… Phía bắc có các dãy núi Chúa, E Lâm Hạ, Ẹ Lâm Thượng giáp Khánh Hòa. Phía nam có dây Cà Ná, Mũi Dinh với với các đỉnh cao từ 1.000-1.700 m.

Trên địa bàn tỉnh có 8 đỉnh núi cao tập trung ở Ninh Sơn, Bác Ái và Ninh Hải. Ở huyện Ninh Sơn và Bác Ái có 6 đình núi cao là Phước Bình (1926m), Chuân (1645m), Marai (1637m), Bonnonh (1625m), Chađion (1542m) và Lang MaBio (1282m). Ở huyện Ninh Hải có núi Hao Chu Hy (1451m) và núi Chúa (1040m). Ở vùng núi này có một số di tích lịch sử như căn cứ cách mạng CK35 ở Sơn Hải, căn cứ CK37 ở Cà Ná. Quanh thị xã Phan Rang – Tháp Chàm có một số ngọn núi và một số ngôi chùa như Đá Chống, Hòn Thiêng, Tân An, Cà Dú, Chà Bang, nếu được đầu tư những nơi này có thể trở thành những điểm du lịch hấp dẫn.

Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía tây các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Ninh Sơn. Địa hình ở dây lượn sóng xen lẫn có các đổi thấp, cao trung bình 50-200 m. Trên vùng này chủ yếu là rừng nghèo kiệt, đất còn lại được khai thác trống màu, mía, thuốc lá, bóng và canh tác nương rẫy.

Vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là nơi có điều kiện phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và sản xuất công nghiệp với mật độ dân cư đông đúc. Địa hình của vùng này được hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông Cái và sông Lu nên tương đối bằng phẳng, độ cao phổ biến từ 2-15 m, có nơi cao từ 10-20 m.

Dài ven biển Ninh Thuận trải dài 105 km có địa hình chủ yếu là đổi cát, cồn cát đỏ. Ở đây có 3 cửa biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải và nhiều bãi biển thuận lợi cho phát triển du lịch tắm biển. Các bãi biển Ninh Chữ – Bình Sơn, Cà Ná, Bình Tiên nằm gần các công trình văn hoá Chăm nổi tiếng và nhiều cảnh quan đa dạng, tạo thế liên hoàn cho khả năng phát triển các ngành du lịch, dịch vụ.

Trong các bãi biển trên, Bình Tiên là bãi biển mới được phát hiện, nằm cách cảng Cam Ranh 15 km. Từ quốc lộ 1A đi vào điểm du lịch Bình Tiên là một con đường xuyên qua khu vực bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng khô hạn Núi Chúa. Cảnh quan ở đây rất đẹp, phía trên là núi đá, dưới là biển xanh màu ngọc bích. Trong tương lai đây sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn du khách.

2. Đất đai

Vẻ mặt thổ nhưỡng, Ninh Thuận có 9 nhóm đất với 75 loại đất. Cụ thể như sau :

– Nhóm đất cát với 3 loại chủ yếu là đất cồn cát trắng, đất cát điển hình và đất cồn cát đỏ có diện tích 10,4 nghìn ha, chiếm 3,1% diện tích tự nhiên cả tỉnh, phân bố ở các xã, phường ven biển thuộc huyện Ninh Hải, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, kết cấu rời rạc, thoát nước tốt. Trên nhóm đất này, ở những vùng thấp được tưới nước có thể phát triển trồng rau, màu, hành, tỏi, nuôi tôm kết hợp trồng rừng chắn gió và cát bay; ở vùng đất cao có thể trồng cây điều (đào lộn hột) kết hợp với trồng cây ăn quả.

Nhóm đất mặn có điện tích 5,5 nghìn ha, chiếm 1,65% diện tích tự nhiên cả tỉnh. Nhóm đất này thường phân bố ở vùng địa hình thấp hoặc ven các sông bị ảnh hưởng của thuỷ triều. Trong nhóm này có các loại đất như : đất mặn sú vẹt ở đầm Nại huyện Ninh Hải; đất mặn nhiều ở Cà Ná – Ninh Phước; đất mặn ít và trung bình ở xã Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hài huyện Ninh Hải; đất mạn kiểm ở Ninh Hải. Đặc điểm của nhóm đất này là có thành phán cơ giới nhẹ đến trung bình; lượng mùn, N, P2O3, K20 tương đối khá. Ở những vùng chủ động nước, không bị ảnh hưởng của thuỷ triều có thể trồng lúa và hoa màu, còn ở những vùng không chủ động được nước thì thì có thể sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ sản.

Nhóm đất phù sa có diện tích 8,3 nghìn ha, chiếm 2,5% diện tích tự nhiên cả tình. Trong đó, đất phù sa được bổi hàng năm phân bố chủ yếu ở ven sông Cái; đất phù sa không được bối hàng năm phân bố khá tập trung ở vùng đồng bằng của các huyện, thị xã; đất phù sa ngoài sông phân bố rải rác ven các sông, suối ở vùng đồi núi. Đặc điểm của nhóm đất này là phân bố trên địa hình bằng phẳng, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình, thịt nhẹ, có phản ứng từ chua đến ít chua, giàu mùn, N, P205, K20 từ trung bình đến khá, dễ tiêu úng, thích hợp với trống lúa, ngô và các loại hoa màu khác.

Nhóm đất glày có diện tích 7,7 nghìn ha, chiếm 2,3% diện tích toàn tình, phân bố ở những nơi có địa hình trũng của một số xã thuộc Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.

Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 9 nghìn ha, chiếm 2,7% điện tích toàn tỉnh, phân bố ở một số xã thuộc các huyện Ninh Phước (4267,7 ha), Ninh Sơn (4390,8 ha) và Ninh Hải. Nhóm đất này có tắng đất dày, tính chất lí hóa tương đối tốt, thích hợp với trống hoa màu, cây ăn quả.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x