
Dịch Học Tinh Hoa – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Dịch Học Tinh Hoa của tác giả Nguyễn Duy Cần mời bạn thưởng thức.
A. THÁI CỰC VÀ LƯỠNG NGHI
Cốt tủy của kinh Dịch nằm trong câu này của Hệ từ thượng: “Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”. [Hán Văn]. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Chữ “sinh” đây có nghĩa là “biến” (sinh giả biến dã), chứ không có nghĩa là từ cái “không” sinh ra cái “có”.
Như thế, Dịch là lịch trình đại biến hóa của Vũ trụ Vạn Vật. Có thể nói rằng khởi điểm của lịch trình biến hóa Thái cực. Thái cực ấy, là một thứ “khí thiên nhiên”, một thứ “linh căn” bất diệt, vô cùng huyền diệu, trong đó tiềm phục hai nguyên lý Âm-Dương. Nói “Thái cực sinh Lưỡng nghi”, kỳ thực chữ “sinh” có nghĩa là “ứng hiện”, vì hai nguyên lý mâu thuẫn trước khi thành hình, đã tiềm ẩn trong Thái cực 38. Cái khí của Thái cực cũng được gọi là Hồn nguyên Khí, hoặc gọi là Nguyên khí (souffle orginel).
Hệ từ thượng có câu: “Kiền Khôn kỳ Dịch chi uẩn da? Kiền Khôn thành liệt nhi Dịch lập hồ kỳ trung hĩ. Kiền Khôn hủy, tắc vô đĩ kiến Dịch, Dịch bất khả kiến, tắc Kiền Khôn hoặc cơ đồ tức đĩ”. [Hán Văn]. (Kiên Khôn chứa đựng mọi cái gốc của mọi sự biến hóa chăng? Cứ hễ thấy bày liệt ra thành hai quẻ Kiền Khôn (âm dương) thì mầm biến động nằm ngay ở trong đó rồi. Cho nên Kiền Khôn mà hủy diệt thì có gì cho ta thấy sự biến hóa nữa, cũng như sự biến hóa mà không còn thấy nữa, thì Kiền Khôn cơ hồ cũng dứt mất luôn).
Tất cả mọi biến hóa nhỏ lớn gì trên đời đều do từ hai cái lẽ âm dương mà ra. Có cả âm lẫn dương mới có biến hóa, nhất định không có trạng thái “cô âm” hay “cô dương”. Nếu chỉ có một âm hay một dương, thì âm ấy hay dương ấy sẽ bị tự diệt, đều mà Dịch không chấp nhận: “… vật bất khả dĩ trung tận… vật vô bác tận chi lý” ([Hán Văn]). … Vật, không vật nào có thể bị tiêu hủy đến cùng… mà cũng không có cái lý nào rằng vật sẽ bị hủy hoại đến cùng.
Bởi vậy sẽ không bao giờ có cái tượng “cô âm” hay “cô dương”, và hai lẽ ấy không bao giờ rời nhau mà tồn tại. Hai lẽ Âm Dương ràng buộc nhau trong Thái cực bất cứ trong một Thái cực nào, lớn hay nhỏ đến đâu. Dịch học nhận rằng “các hữu Thái cực” [Hán Văn] nghĩa là không có sự vật nào trong đời mà tự nó không phải 40 là một Thái cực, từ việc cực tế đến việc cực đại.
Ngay trong Thái cực Lưỡng nghi: mỗi “nghỉ” cũng lại là một Thái cực: điểm Dương trong Âm, điểm Âm trong Dương đã biến Dương thành một Thái cực, Âm thành một Thái cực. Mỗi cái đều chứa cả Âm Dương. Đó cũng gọi là tứ tượng sẽ bàn rộng sau này.
Đây là một quy luật rất quan trọng: dù là một phần tử nhỏ bé rời rạc đến bực nào cũng chứa đựng đầy đủ một toàn thể như cái đại toàn thể của vũ trụ (le tout cosmique). Hay nói một cách khác người là một tiểu vũ trụ (microcosme) cùng đồng một cấu tạo tổ chức như một đại vũ trụ (macrocosme).
Chính đây là nguyên lý đối hợp (principe de correspondance). Nguyên lý này có thể gom vào câu sau đây của Hermès Trismégiste: “Cái ở trên giống như cái ở dưới, cái ở dưới cũng giống như cái ở trên 41; quẻ Kiền cũng đồng cách cấu tạo như quẻ Khôn, và tất cả các quẻ cũng đồng một cách cấu tạo như ở quẻ Kiền, từ hào sơ đến hào thượng.
Tất cả, từ nhỏ đến lớn, đều chịu chung một quy luật như thế. Cho nên biết được chân tướng của một sự vật cực tiểu cũng có thể biết được chân tướng của cái cực đại, cũng như tất cả mọi sự vật trên đời.
Trình Tử (Y Xuyên) có nói: “Nhất nhơn chi tâm, tức thiên địa chi tâm; nhất vật chi lý, tức vạn vật chi lý”. [Hán Văn]. Cái Tâm của mỗi người là cái Lý của vạn vật. Biết rõ phần tử thì cũng biết rõ được cả toàn thể. Và chính vì thế, một triết gia Đông phương mới cả quyết: “Bất xuất hộ nhi tri thiên hạ; bất khuy dũ nhi kiến thiên đạo” (Không ra khỏi cửa mà biết cả việc dưới trời; không nhìn qua khe cửa mà thấy rõ đạo Trời).
Là nghĩa gì? Tức là chỗ Mạnh Tử bảo: “Vạn vật giai bị ư ngã, phản thân nhi thành, lạc mạc đại yên” [Hán Văn]. Vạn vật đều gồm đủ nơi ta, thành thực trở về đó, còn vui nào bằng! “Tự tri giả mình”42 [Hán Văn] là vậy. Lục Tượng Sơn cả quyết: “Vũ trụ tiện thị ngô tâm” và “ngô tâm tiện thị vũ trụ”. Chu Hy cũng rất lưu ý đến điểm này khi ông nói: “Nhân nhân hữu nhất Thái cực; vạn vật hữu nhất Thái cực” [Hán Văn]. Ai ai, cũng đều có một Thái cực; vạn vật, vật nào cũng có một Thái cực.
Ông nói thêm: “Thái cực, là ám chỉ cái Lý của Trời Đất Vạn Vật. Cho nên lấy việc Trời Đất mà nói, thì Trời Đất là một Thái cực; còn lấy vạn vật mà nói, thì trong mỗi vật đều là một Thái cực”. (Thái cực chỉ thị Thiên Địa vạn vật chi lý; tại thiên địa ngôn, tắc thiên địa trung hữu Thái cực; tại vạn vật ngôn, tắc vạn vật trung các hữu Thái cực). Trong mỗi vật, vật nào cũng có một Thái cực, vậy thì có mấy thứ Thái cực hay chỉ có một Thái cực mà tan ra thành muôn mảnh thì sao gọi Thái cực là bất tăng bất giảm?
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.