Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

ĐỊNH-TƯỜNG HÀNH CHÁNH DƯỚI CHẾ ĐỘ TÂN TRÀO

Lập nền hành chánh trên ba tỉnh miền đông, năm 1864, đô đốc De La Grandière chia mấy tỉnh này làm 7 khu vực quân sự mà Mỹ-Tho là một, gồm hai huyện Kiến hưng và Kiến-Hòa.

Tỉnh Mỹ-Tho rộng lớn, bề cai trị khó khăn, do Nghị định ngày 3-6-1865, Phó Đô đốc Rosée, quyền Thống đốc, chia Mỹ-tho làm 4 khu hành chánh, mỗi khu do những quan Tham biện (Inspecteur) sĩ quan Pháp cai trị.

1)–MỸ-THO, châu thành : Mỹ-tho huyện Kiến Hưng.

2)–KIẾN-HÒA, châu thành : Chợ Gạo huyện Kiến-Hòa.

3)–KIẾN-PHONG, châu thành : Cần-Lố, huyện Kiến-Phong.

4)–KIẾN-ĐĂNG, châu thành : Cai-lậy, huyện Kiến-đăng.

Trước đó, tổng Hưng long, tổng Hưng nhượng ở ven sông Vàm cỏ và Rạch Bảo định cho đến tận khởi điểm Rạch Bà Lý được tách ra khỏi Huyện Kiến-hưng sát nhập với trung tâm Tân an thành lập năm 1864 cùng một lượt với Gò Công.

Một nghị định ban hành năm 1867 xác nhận sự thay đổi khu vực này bằng cách ấn định rằng tỉnh Định-Tường gồm 4 khu vực hành chánh đánh số như sau :

– Chợ Gạo (Kiến Hòa), số 13

– Mỹ Tho (Kiến Hòa) số 14

– Cai lậy (Kiến đăng) số 15

– Cần lố (Kiến Phong) số 16

Đồng thời, tỉnh Định-Tường bị thu hẹp lại sau khi thành lập những tỉnh mới : Mỏ Cày (nay Bến-Tre), Cần-Thơ (Phong-Dinh), Trà-Vinh (Vĩnh-Bình), có một diện tích gần như ngày nay 16.

Kể từ năm 1899, nghị định ngày 20-12 bãi bỏ chữ « tham biện » và gọi là Tỉnh (Province), chữ Inspecteur (quan tham biện) đổi ra là Administrateur, Chef de Province (quan cai trị chủ tỉnh).

Kể từ năm 1862, ba tỉnh miền đông bị nhượng cho Pháp-quốc, hai chữ Định-Tường không còn nữa mà thay thế bằng chữ Mỹ-Tho.

Theo lịch sử thì chữ Mỹ-Tho xuất hiện từ năm 1744, chúa Võ Vương lập đạo Trường-Đồn gồm đất Mỹ-Tho và Cao-Lãnh.

Theo truyền thuyết, chữ Mỹ-Tho do tiếng Miên (Mi-saur) có nghĩa là « Cô gái đẹp ». Do quyển « Le Cambodge » của Đ. Aymonier, thì chữ « Mỹ-Tho chỉ là tiếng Mé-so (nàng tiên, cô kỹ-nữ) đọc trại (My tho, en effet, n’est autreque la corre de Méso) ».

ĐỊNH-TƯỜNG TRƯỚC 1945

Trước 1945, tỉnh Mỹ-Tho gồm có 5 quận : An-Hóa, Cái-Bè, Cai-Lậy, Châu thành và Chợ Gạo.

Sau này, Cù lao An-Hóa (quận An-Hóa) sáp nhập về tỉnh Bến-Tre (đổi tên là Kiến-Hòa). Dụ số 143-NV ngày 22-10-1956 của Chánh-phủ Việt-Nam Cộng-Hòa xóa bỏ phần nhiều tên tỉnh do Chánh-phủ Pháp đặt ra và dùng lại những tên cũ của Nam phần.

Hai tỉnh Mỹ-Tho và Gò-Công sát nhập làm một, lập thành tỉnh Định-Tường gồm 8 quận, 16 tổng và 124 xã.

– Bến Tranh

– Chợ Gạo, Giáo Đức (do 10 xã lấy trong quận Cái Bè và 5 xã của quận Cai Lậy).

– Gò-Công, Hòa-đồng (tức là tỉnh Gò-Công cũ).

– Khiêm-Ích (Cai-Lậy cũ).

– Long Định (Châu Thành cũ).

– Sùng Hiếu (Cái Bè cũ).

Mới đây, vì lý do chánh-trị, hai quận Hòa đồng và Gò-Công lại tách rời khỏi Định-Tường để lập lại tỉnh Gò-Công cũ.

VỊ TRÍ

Xuyên qua các sử liệu của triều-đình Huế và quyển Monographie de la province de Định-Tường, quan sát bản đồ Lục-Tỉnh Nam kỳ thời Tự-Đức, chúng ta thấy tỉnh Định-Tường xưa chiếm trọn vẹn một khoảng giữa Nam kỳ, bắc giáp với Cao-Miên, Nam giáp Vĩnh-Long và Nam-Hải ; bên hữu, có Gia-Định, Biên-Hòa, bên tả, tức là vùng Hậu-giang, hai tỉnh An Giang và Hà-Tiên.

Địa phận Định-Tường gồm hai Phủ, 4 huyện, rộng minh mông, bao trùm : Đồng tháp Mười, một phần đất các tỉnh : Tân an (Long an ngày nay) Châu-Đốc, Sadec và Bến-Tre.

Tỉnh Kiến-Tường và Kiến-Phong bây giờ đều nằm trong tỉnh Định-Tường cũ vậy.

Trong thiên khảo cứu này, chúng tôi đề cập một phần lớn đến Đồng tháp Mười khi xưa là trung tâm kháng chiến của Thiên-hộ-Dương, Đốc-binh Kiều suốt mấy năm trời. Oanh liệt làm cho Pháp quân điêu đứng và trung tâm ấy thời bấy giờ vào năm 1866 thuộc tỉnh Định-Tường 17.

Từ ngày quân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, rồi cắt sáu tỉnh của Nam triều ra manh múng làm hai mươi tỉnh nhỏ đến ngày nay, dưới chánh thể Cộng hòa, mấy tỉnh nầy lại nhiều phen thay đổi tên và ranh giới, sáp nhập rồi phân chia mà lập thành một số trên 20 tỉnh, thì Định-Tường bây giờ nhỏ không bằng phân nửa Định-Tường xưa, giáp ranh với các tỉnh sau đây :

– Tây bắc : Kiến-Tường, tức là Mộc hóa cũ.

– Đông bắc : Long-an, là Tân-an sáp nhập với Cholon.

– Đông : Gò-Công, có tên là Khổng-tước nguyên dưới Nam triều.

– Tây : Kiến-Phong, tức là quận Cao-Lãnh cũ.

– Nam : Vĩnh Long.

– và Đông Nam : tỉnh Kiến Hòa.

Mặc dầu ngày nay, Định-Tường không còn rộng lớn bao la như xưa, song còn giữ nhiều đặc tính về lịch sử, cũng như về địa-lý.

Là một tỉnh cố cựu, được khai thác từ lâu (bọn người Tàu lưu vong đến sanh cư lập nghiệp nơi đây từ năm 1679), Định-Tường là một trong các tỉnh phong phú nhất Nam-phần, Định-Tường là một trong những mạch máu nối liền trung tâm thủ đô và các tỉnh miền Đông và miền Tây, về trục giao thông rất thuận, chở hàng hóa vô Cấp, muốn chạy Nam Vang, Lào thì phải vòng xuống biển Gò-Công đổ lên cửa Đại sông Cửu-Long Định-Tường, rồi xuyên qua các tỉnh miền Tây Vĩnh-Long Sadec Long-Xuyên, Châu đốc, Tân Châu rồi thẳng Nam-Vang. Tỉnh Định-Tường tốt về Địa lý.

Nhờ có sông Tiền giang mà thông suốt ra biển, có lẽ trong một tương lai gần đây, tỉnh lỵ Định-Tường sẽ trở thành một hải cảng quan trọng của Nam phần Việt-Nam với bộ mặt huy-hoàng để nói lên một tỉnh trù phú của tiền giang, so sánh với Cần Thơ người ta tặng cho là Tây Đô, Định-Tường cũng hãnh diện về cảnh trí xinh đẹp, danh tiếng là trung tâm kháng chiến của các anh hùng liệt sĩ đã góp mặt làm rạng rỡ tô điểm cho phần đất mến yêu bao đời ghi nhớ.

ĐỊA CHẤT

Định-Tường nằm trong lưu vực sông Cửu-Long (Mékong) hoàn toàn cấu tạo bởi đất phù-sa do con sông vĩ-đại này chuyển vận qua các thời đại.

Không có bằng chứng nào xác định rõ rệt thời kỳ bồi đắp dải đất này. Tuy nhiên, với sự tiến triển hiện đại của khoa địa chất học, có thể nói rằng đất ấy không xưa lắm. Trước kia, một vùng biển to bao phủ cả Định-Tường và miền tây Nam-Việt.

Đất phù-sa do sông Cửu-Long mang đến đã lấp bằng một cái vịnh cũ, biến thành một vùng châu thổ phì nhiêu, từ miền Biển Hồ (Tonlésap) thuộc Cao-miên.

Có lẽ một bình nguyên rộng lớn từ đáy biển Nam-hải nhô dần lên đã cấu tạo mau lẹ những miền ấy và ta có thể ức đoán rằng giãi đất Định-Tường mới tượng hình lối vài ngàn năm nay 18.
Về đất cát, những nhà nông học quan sát Định-Tường thấy rằng tỉnh này có ba lớp đất :

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x