
Doanh Nghiệp Việt Nam Xưa và Nay Tập 1 – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước lúc đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa há quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. bài thơ Thương vợ của tú xương (1870-1907) đã khắc họa được hình ảnh tảo tần, đảm đang, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt nam. Câu kết “Có chồng hờ hững cũng như không”, đơn giản chỉ vì đức ông chồng ấy là nhà nho, ngày đêm đèn sách, suốt đời lều chõng nhưng cũng chỉ đậu đến… tú tài! mà dù chỉ đậu đến thế, nhưng tú xương đã được người đời sau truyền tụng qua hai câu thơ:
Kìa ai chín suối Xương không nát Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn Lời tiên đoán ấy không sai. tú xương nổi tiếng đến độ, người ta cho rằng đất nam Định có hai đặc sản: “Đọc thơ Xương, ăn chuối ngự”! tú xương đã để lại một bản lĩnh thơ, một sự nghiệp văn học để tạo nên cốt cách trào phúng và trữ tình – mà sau này trong thế kỷ xx nhiều người cũng bắt đầu sự nghiệp văn học bằng chữ “tú” của tú xương.
Có lẽ, ông là người có nhiều “môn đệ” nhất: tú mỡ (hồ trọng hiếu), tú Quỳ (phan Quỳ), tú xơn (tout seul: chỉ có một mình-phan Khôi), tú nạc, tú Sụn, tú trọc, tú Da… rồi tú Kếu (trần Đức uyển), tú Lơ Khơ (nguyễn nhật Ánh)… tiếng cười của ông cay độc. nó phản ánh rõ nét những nhố nhăng của cái xã hội buổi giao thời pháp-Việt. nhưng dù nổi tiếng đến đâu thì đương thời tú xương vẫn phải sống… nhờ vợ!
Vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng” là nhờ biết buôn bán. Không riêng gì bà tú xương mà từ ngàn xưa cho đến nay, hầu hết người phụ nữ Việt nam cũng đều giỏi giang trong việc chợ búa… Lướt qua tục ngữ, ta thấy dân gian đã đúc kết lại những kinh nghiệm mà nay chưa hẳn đã lỗi thời. trước hết, muốn lao ra thương trường thì phải có vốn, “có bột mới gột nên hồ”, “cả vốn lớn lãi”; muốn kiếm lãi nhiều thì “buôn tận gốc, bán tận ngọn” chứ không qua trung gian. thông thường những người buôn bán nhỏ, vốn ít thì họ “buôn gánh bán bưng, “buôn thúng bán mẹt”,”buôn ngược bán xuôi” thậm chí “buôn đầu chợ, bán cuối chợ”, tần tảo “buôn Sở bán Tần”, “bán ngày làm đêm” hoặc: Nửa đêm ân ái cùng chồng Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi
Chưa kể gặp lúc “chợ chưa họp, kẻ cắp đã đến”; buôn bán đâu phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”, “mua may bán đắt” mà thất thường tùy lúc như “buôn trầu gặp nắng, buôn đàng gặp mưa” hoặc:
Đắt hàng những ả cùng anh Ế hàng gặp những thong manh quáng gà Kiếm được đồng tiền quả cũng chảy máu con mắt. Chẳng thà như vậy, còn hơn những kẻ “bán mồm nuôi miệng”,”ăn như rồng cuốn, uống như rồng leo, làm như mèo mửa”, khoác lác một tấc đến trời “bán trời không mời Thiên lôi”,”bán nắng cho trời, bán sấm cho Thiên lôi”, huênh hoang “buôn mây bán gió” nhưng thực ra chả làm nên trò trống gì!
Dân gian cũng chê cười những kẻ “buôn hương bán phấn”, “bán trôn nuôi miệng”, “bán phấn buôn son”, “bán thịt buôn người”… tất nhiên, khi buôn bán thì ai cũng muốn có vốn to để buôn lớn, nhưng “thuyền lớn thì sóng lớn”, phải tính toán, lao tâm khổ tứ nhiều hơn: Ông cả nằm trên sập vàng, cả ăn cả mắc, lại càng cả lo Ông bếp nằm trong xó tro, ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Có phải vì tâm lý này mà người Việt xưa ít có những cửa hiệu lớn, những người buôn đông bán tây “buôn vạn bán nghìn” chăng? mà khi buôn bán thì không nên bán riêng lẻ, phải “buôn có hội, bán có thuyền” và thực tế đã cho thấy người tiêu dùng cũng muốn đến những nơi bày bán nhiều mặt hàng, dễ chọn lựa; hoặc nên chọn những địa điểm buôn bán thuận lợi như “nhất cận thị, nhị cận giang”. buôn bán nơi chợ, đông đúc người qua kẻ lại; gần sông, nơi tấp nập người lên kẻ xuống thì mới có thể “buôn gặp chầu, câu gặp chỗ”, “buôn một bán mười”… những người buôn bán khôn ngoan, chẳng bao giờ “mua trâu, bán chả”, “mua vải, bán áo” – nghĩa là đầu tư lớn nhưng lại thu về nhỏ giọt, không tương xứng với mớ tiền lớn đã bỏ ra; hoặc buôn bán mà không biết điều nghiên thị trường, tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng thì nào khác gì “bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè”…
Có những mặt hàng mà trải qua năm tháng, người buôn bán có kinh nghiệm như “bán gà kiêng ngày gió, bán chó kiêng ngày mưa” vì thời tiết ấy bán không được giá… buôn bán thì phải nghĩ đến đồng lãi, nhưng “ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi”, “trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buông”… muốn gì thì muốn, trong việc buôn bán phải biết tính toán, “lộn con toán bán con trâu”, “bút sa gà chết”; không nên “bán bò tậu ễnh ương, bán bò mua dê về cày”, “mua quan tám, bán quan tư”, “bán cá mũi thuyền”!
Và điều quan trọng là phải biết tiết kiệm, chứ “có đồng nào xào đồng ấy”, “bóc ngắn cắn dài” thì có lúc cũng… sập tiệm, có lúc “bán vợ đợ con”! Ông bà ta thường dặn dò “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện”, “hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có”, “năng nhặt chặt bị”…
Và khi đã có tiền thì phải dùng tiền nhàn rỗi đầu tư thêm cho công việc kinh doanh, vì “tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ”, nếu cứ bo bo giữ lấy thì không khéo cũng
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.