
Doanh Nghiệp Việt Nam Xưa và Nay Tập 2 – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sau khi hoàn thành sứ mệnh đánh tan 12 sứ quân để thống nhất đất nước, năm 968 Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế – thường gọi Đinh tiên hoàng, đặt niên hiệu thái bình, quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô ở hoa Lư. nhà sử học Lê Văn hưu nhận định: “Có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống của triệu vương chăng?”. Đinh tiên hoàng không những là ông vua đầu tiên ở nước ta tự đặt niên hiệu để sánh với niên hiệu của hoàng đế phương bắc, mà ông còn là người đầu tiên cho đúc tiền để lưu hành trong nước.
thời bắc thuộc, người Việt ta không đúc tiền, nếu có dùng tiền thì cũng dùng tiền của trung Quốc. Có thể lấy năm 968 làm mốc quan trọng là năm người Việt nam dùng tiền do chính mình đúc. Đó là đồng tiền hình tròn, đường kính khoảng 22cm, giữa có lỗ vuông, bề mặt có bốn chữ đọc chéo là “thái bình hưng bảo”, phía lưng đúc nổi chữ “Đinh”.
Với chức năng ban đầu nhằm thực hiện thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện dự trữ và phương tiện thanh toán thì sự ra đời của đồng tiền đời nhà Đinh là một sự kiện rất đáng ghi nhớ, nó gắn liền với sự phát triển của sản xuất và giao dịch. Với sự có mặt của“thái bình hưng bảo”, chứng tỏ vương triều nhà Đinh lúc ấy thật sự vững mạnh, chính quyền từ trung ương và địa phương đều được củng cố và phát huy quyền lực, do đó đồng tiền mới có điều kiện ra đời.
từ đây, các vị vua của các triều đại kế tiếp cũng tổ chức đúc tiền với nhiều chất liệu khác nhau như đồng, kẽm, bạc, vàng hoặc dùng kẽm pha sắt, kẽm pha thiếc (như tiền đúc dưới đời nhà mạc vì vậy chất lượng kém, chóng rỉ, dễ gẫy, dễ mục nên các nhà sưu tầm tiền cổ ngày nay khó tìm thấy)… trong chế độ phong kiến, chỉ một lần duy nhất vào cuối đời nhà trần, tháng 4-1396, với cương vị phụ chính cai giáo hoàng đế (nghĩa là giúp vua trị nước kiêm việc dạy bảo vua), hồ Quý Ly đã cho phát hành tiền giấy gọi là “thông bảo hội sao”, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 2 quan tiền giấy.
Các loại tiền gồm có: tờ 10 đồng vẽ rong biển, tờ 30 đồng vẽ sóng biển, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa (quy), tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng (long). Chủ trương phát hành tiền giấy rất táo bạo và cũng là lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Có lẽ kỹ thuật in thời ấy còn thô sơ nên chắc chắn không tránh khỏi tình trạng làm… tiền giả! người trước nhất làm tiền giả là tên cướp nguyễn nhữ Cái! Chỉ ba năm sau sử dụng tiền giấy, y trốn vào núi thiết Sơn làm loạn và làm… tiền giả để tiêu dùng!
Do đó, Quý Ly đã quy định nghiêm ngặt kẻ nào làm tiền giả thì bị tội chết, ruộng đất tài sản bị tịch thu; cấm tuyệt tiền đồng, không được chứa tiền, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho ngao trì ở kinh thành và trị sở các xứ; kẻ nào vi phạm cũng bị tội như làm tiền giả! Việc thu lại tiền đồng, không những nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính mà còn là mục đích dùng để đúc vũ khí phục vụ cho nền an ninh quốc phòng. Vì lúc này, giặc minh đang tìm cớ để đánh xuống nước ta, thì việc chuẩn bị trước của Quý Ly đã chứng tỏ tầm nhìn xa của một người trị nước. Chủ trương táo bạo này, do tạo ra rắc rối trong sự mua bán, trao đổi quen thuộc lâu nay nên đã không được nhân dân ủng hộ. Cứ theo nhận định của nhà bác học phan huy
Chú thì ta biết được tâm lý của người tiêu dùng thuở ấy: “tiền giấy chẳng qua chỉ là mảnh giấy vuông, phí tổn chỉ đáng năm, ba đồng tiền, mà đem đổi lấy vật đáng năm, sáu trăm đồng của người ta, cố nhiên không phải là cái đạo đúng mức. Vả lại người có tiền giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ giả mạo sinh ra không cùng, thật không phải là cách bình ổn vật giá nhằm lưu thông của cải của dân vậy. Quý Ly không xét kỹ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế, để cho tiền của, hàng hóa vẫn đang lưu thông lập tức sinh ra ứ đọng khiến dân nghe đã thấy sợ, thêm mối xôn xao, thế có phải là chế độ bình trị đâu?”.
Do đó, khi nhà hồ sụp đổ thì tiền giấy cũng mất theo. Đến thời nhà Lê, sau mười năm nằm gai nếm mật đánh giặc minh hồn xiêu phách lạc, năm 1428 anh hùng Lê Lợi lên ngôi, tức vua Lê thái tổ, lấy niên hiệu thuận thiên, đóng đô tại điện Kính thiên (thăng Long) và lấy lại quốc hiệu Đại Việt thì đã có sớ tâu lên xin ngài tiếp tục sử dụng tiền giấy như thời hồ Quý Ly. trong Chiếu ban xuống cho bàn dân thiên hạ, ngài cho biết quan điểm của ngài về việc đúc tiền: “tiền là huyết mạch của nhân dân, không thể không có. nước ta vốn sản xuất mỏ đồng, nhưng tiền đồng cũ đã bị người hồ (nhà hồ) tiêu hủy, trăm phần chỉ còn một, đến nay việc quân việc nước thường bị thiếu dùng. muốn cho tiền được lưu thông tiêu dùng để thỏa lòng dân, há chẳng khó sao? mới rồi có người dâng thư trình bày xin lấy tiền giấy thay cho tiền thực. trẫm sớm khuya nghĩ ngợi, chưa nghĩ ra cách gì.
Vì rằng tiền giấy là thứ vô dụng mà lưu hành ở trong dân chúng hữu dụng, thực không phải là ý yêu dân dùng của. nhưng đời xưa có người cho rằng vàng, bạc, da lụa, tiền thực, tiền giấy các vật ấy đều cân ngang nhau được, thế thì thứ gì là hơn? truyền cho các đại thần trăm quan và những người thông đạt thì vụ ở trong ngoài đến bàn thể lệ dùng tiền cho thuận lòng dân, ngõ hầu có thể không lấy lòng thích riêng của một người mà bắt ép muôn nghìn người không muốn phải theo, để làm phép hay một đời. nên phải bàn định sớm tâu lên, trẫm sẽ tự chọn mà thi hành” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.