Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Đời Nghệ Sĩ của tác giả Nguyễn Hiến Lê mời bạn thưởng thức.

WILLIAM SOMERSET MAUGHAM (1874 – 1965)

– Cứ sáng tác cho có nghệ thuật, làm vui người đọc, người nghe, người nhìn, rồi đôi khi có vô tình công kích cuộc sống thì những độc giả thông minh sẽ tự rút trong tác phẩm ra được một bài học.

– Tôi thuộc vào lớp trước… Xưa kia người ta rất chú trọng tới hình thức và bố cục. Ngày nay chỉ hạng văn nhân mới để ý tới cái đẹp trong bút pháp. Chẳng hạn những truyện ngày nay không phải là những câu chuyện nữa, chỉ là những ấn tượng thôi.

– Bức kiểu mẫu giản dị nhất – tức cuộc đời một người sinh ra, lớn lên làm việc, có vợ có con, rồi chết – có lẽ lại là bức kiểu mẫu hoàn toàn nhất.

– Không thể tìm được sự yên ổn tâm hồn trong công việc hay trong vui thú, ở ngoài đời hay trong tu viện đâu. Phải tìm nó trong nội tâm mình

(S.Maugham)

Ông là một trong những nhà văn sáng tác nhiều nhất của thế kỷ, viết đều đều, liên tiếp sáu chục năm (tác phẩm đâu tay: Liza of Lambeth, xuất bản năm 1897, và tác phẩm cuối cùng: Points of view xuất bản vào khoảng 1959 lưu lại một sự nghiệp gồm 25 vở kịch, 30 truyện dài, 120 truyện ngắn và vài tập Cảo luận.)

Có tác giả viết về nhiều loại hơn ông, chẳng hạn J.p. Sartre còn viết về triết lý; nhưng riêng về tiểu thuyết thì ai cũng phải nhận rằng ít có tài năng nào đa diện như tài năng của ông: Ông tả đời sống dân nghèo trong các ổ chuột ở khu Lambeth tại Luân Đôn (Liza of Lambeth); ông chế giễu xã hội trưởng giả của Anh Mr. Craddock, The Constant Wife, The Breadwinner, ông mỉa mai giới văn sĩ Luân Đôn (Cakes and Ale) ông đả đảo chiến tranh (For services rendered), ông tiểu thuyết hóa tiểu sử họa sĩ Gauguin (The moon and sixpence), ông viết lịch sử tiểu thuyết (Catalina, Then and Now) viết một bản tự truyện (Of human bondage) lại viết cả truyện trinh thám (Ashenden or the British agent), ghi chép cả phong tục các quần đảo Polynésie ở Thái Bình Dương (trong nhiều truyện ngắn mà nhà Arthèmc Fayard đã gom lại và dịch thành cuốn Varchipel auxsirènes và cuốn Le Sortilege malais)…

Bối cảnh tiểu thuyết của ông rải rác gần khắp thế giới: Từ Anh qua Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Y Pha Nho, Mỹ, Ai Cập, Mã Lai, Hương Cảng, Trung Hoa…

Tác phẩm của ông đã phong phú, đa diện mà lại được nhiều độc giả hoan nghênh nhất. Về kịch, vở Rain (Mưa) đã được diễn trên bốn năm rưỡi, đã được phóng tác ra tiếng Pháp và diễn ở Ba Lê rồi đưa lên màn ảnh tám lần. Riêng ở Nữu Ước, kịch đó được diễn liên tiếp trên hai năm, và một lần một số nhà phê bình nổi danh ở Nữu Ước đã bầu kín để lựa mười vở kịch hay nhất thì kịch Hamlet của Shakespeare đứng đầu sổ rồi tới kịch Rain.

Truyện dài, truyện ngắn của ông đã được dịch ra mọi thứ tiếng và từ trước tới nay đã bán được 80 triệu bản (theo báo Time số 24-12-65; Jean Knecht trong tuần báo Le Monde (Sélection hebdomadaire) 16 đến 22-12-65 bảo là 25 triệu, e sai), năm 1965 đã in thêm hai triệu bản; và riêng cuốn The Razor’s Edge, từ khi xuất bản, (1944) tới nay đã bán được 5 triệu bản. Truyện Of Human bondage, đã ba lần đưa lên màn ảnh, lần cuối cùng vào khoảng năm 1963.

Nhờ những thành công đó mà ông gây được một gia sản đồ sộ (khoảng 50 triệu quan Pháp hiện nay = 10 triệu dollars mới, vào bực nhất trong số các nhà cầm viết chỉ thua có Tolstoi. Theo Jean Knecht thì những họa phẩm ấn tượng ông sưu tập trong nửa thế kỷ, đem bán đấu giá năm 1962 được bảy triệu quan Pháp, theo hối suất chính thức vào khoảng trăm triệu bạc.

Có lẽ vì sách ông bán chạy như vậy, ông kiếm được nhiều tiền quá như vậy, nên có kẻ đã trách ông là ham tiền.

Ông đáp:

“Tiền là cái giác quan thứ sáu của con người, nhờ nó mà năm giác quan kia mới tinh nhuệ.”

Có người lại chê ông là chỉ biết kể chuyện, không có tư tưởng lập trường gì cả. Ông không cãi lại:

“Tôi thuộc vào cái lớp trước. Tôi không mấy ưa văn học hiện đại. Xưa kia người ta rất chú trọng tới hình thức và sự bố cục. Ngày nay, chỉ hạng văn nhân mới để ý tới cái đẹp trong bứt pháp. Chẳng hạn những truyện ngày nay không phải là những câu chuyện nữa, là những ấn tượng thôi”.

Ông tự nhận rằng mình chỉ là một người kể chuyện mà theo ông, thuật kể chuyện không được đưa luân lý vào, không được khen, chê, nhất là không được thuyết giáo. Không bao giờ ông có cái ý dùng nhân vật trong truyện mà đề cao đạo đức hoặc mạt sát trụy lạc.

Về truyện ngắn ông coi Guy de Maupassant là bậc thầy. Trong cuốn Points of view ông ca tụng Guy de Maupassant là viết truyện ngắn rất hay, không ai sánh kịp. Phê bình truyện La parure của Maupassant ông bảo: “… Ta có thể đem chuyện ấy ra kể trong bữa ăn hoặc trong phòng hút thuốc trên chiếc tàu và mọi người đều chăm chú nghe… Cốt truyện được mô tả một cách ngắn nhưng đầy đủ, sáng sủa”.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x