Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

CHƯƠNG II: Người nối dõi cụ tổ Cunavichero

Trại chăn nuôi10 Altamira ở trong một vùng hoang vu và hung dữ nhất của thảo nguyên Arauca. Thoạt mới đầu, trại chỉ có độ vài trăm dặm đồng cỏ phì nhiêu với một đàn gia súc đông đảo, thuộc quyền sở hữu của một trong những chủ trại giàu có nhất miền.

Người lập nên trại chăn nuôi này, từ những năm xa xưa, là Don Evaristo Luzardo, một người du mục cùng với đàn gia súc của mình lang thang trên những đồng cỏ mênh mông, từ miền Cunaviche hẻo lánh đến miền Arauca gần làng xóm đông người. Con cháu của cụ cũng là những người thảo nguyên chính cống “đi đất và mặc quần cộc”, không bao giờ ra khỏi khu vực trang trại. Altamira sau đó được mở rộng và trở thành một trang trại giàu có và đông đúc. Có một số người ra ở thành phố. Những người ở lại sống êm đềm yên ổn dưới quyền các tộc trưởng của dòng họ Luzardo. Nhưng mối bất hòa bỗng nảy ra dẫn tới sự chia rẽ và gây nên những chuyện bi thảm.

Người chủ cuối cùng của trang trại Altamira là Don José de los Santos. Suốt đời lao động vất vả, thiếu thốn, khổ hạnh, ông đã dành dụm chắt chiu để mua lại tất cả các phần đất đã chia năm xẻ bảy, và cứu trại Altamira khỏi bị sa sút lụn bại. Nhưng khi ông qua đời, hai người con của ông – người con trai là José Luzardo và người con gái là Panchita lấy chồng là Sebastián Barquero – lại quyết định chia gia sản làm đôi: một phần thuộc José vẫn giữ cái tên cũ là Altamira, và một phần lấy tên là Barquereña theo họ của chàng rể Sebastián Barquero.

Chỉ do một câu văn lấp lửng mơ hồ trong khế ước về việc phân chia ranh giới: “Đến đồi cọ Con Diệc Xanh” mà xảy ra mối bất hòa giữa hai người con trong gia đình họ Luzardo. Bởi vì người nào cũng muốn giải thích câu ấy, theo quyền lợi riêng của mình, phải bao hàm cái ý mà người chấp bút đã lược bớt đi… Sự tranh chấp kiện cáo kéo dài đã làm giàu cho bao nhiêu luật sư, và đã làm cho cả hai gia đình phá sản. Khi người ta khuyên họ nên nhân nhượng nhau, đừng khăng khăng cố chấp tranh giành một miếng đất không sinh lợi mà tổn phí bao nhiêu tiền của thì họ đều nổi giận, và nói: “Được cả hoặc mất cả.”

Nhưng vì không thể làm cho cả hai bên đều vừa ý, họ đành phải thỏa thuận là miếng đất ấy không thuộc về ai, và mỗi bên làm một hàng rào bao quanh khu đồi cọ, để đồi cọ này trở thành “miếng đất vô chủ, khu vực cấm đối với cả đôi bên”.

Nhưng sự việc không dừng ở đấy. Giữa khu đồi cọ có một cái đầm của một khe lạch cạn, về mùa mưa nó biến thành một bãi lầy thụt dìm chết những sinh vật đi qua. Một hôm thấy một con bò của trại Barquereña sa lầy chết ở đó, José Luzardo phản đối anh rể đã xâm phạm khu vực cấm. Hai người cãi nhau, Sebastián tức giận vung gậy sồi đánh vào mặt em vợ. José liền rút súng ra bắn; viên đạn xuyên thủng trán, Sebastián ngã xuống ngựa. Từ đó thường xảy ra những cuộc báo thù, tàn sát lẫn nhau giữa những người trong hai gia đình của hai dòng họ Luzardo và Barquero…

Trong mỗi gia đình, cũng có những bi kịch riêng.

Khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Mỹ, ông José Luzardo trung thành với dòng máu của mình, nên có cảm tình với mẫu quốc Tây Ban Nha, trong khi người con trai cả là Félix cho rằng thời buổi đã đổi thay, và ủng hộ Mỹ. Báo chí từ Caracas gửi về hàng tháng, người con trai đọc cho cả bố cùng nghe, vì mắt ông José đã kém. Ngay từ những tin tức đầu tiên, hai bố con đã tranh cãi gay gắt om xòm. Cuộc cãi lộn kết thúc bằng những lời nóng nảy bực tức của ông già:— Chỉ có đứa ngu ngốc mới tin rằng bọn lái buôn xúc xích ở Chicago sẽ thắng chúng ta, trong cuộc chiến tranh này.

Anh con trai tái mặt, lắp bắp vặc lại:

— Bọn Tây Ban Nha có thể thắng đấy, nhưng tôi không thể bỏ qua được việc bố đã vô cớ chửi tôi đâu.

Ông già José khinh bỉ nhìn thằng con từ đầu đến chân, rồi cười khà mỉa mai. Thằng con trai nổi khùng lên như người hóa dại, rút phắt khẩu súng lục đeo ở thắt lưng. Ông bố thôi không cười nữa, nhưng không đổi giọng cũng không dời chỗ ngồi, lộ vẻ hung dữ như một con thú rừng, ông nói dằn từng tiếng:

— Bắn đi! Nhưng đừng bắn trật, bởi vì tao sẽ găm mày vào tường bằng một nhát giáo.

Việc này xảy ra sau bữa tối, khi cả gia đình đang quây quần bên ngọn đèn trong phòng ăn. Bà Asunción vội xen vào giữa, can chồng và con, trong khi chú thiếu niên Santos, hồi đó vừa tròn mười bốn tuổi, đứng chết lặng trước cảnh rùng rợn đó.

Félix hoảng hốt trước thái độ bình tĩnh đáng sợ của bố, và tin chắc là bố sẽ làm đúng như lời cảnh cáo nếu hắn bắn trượt, hoặc có lẽ hối hận, vì thái độ láo xược của mình, hắn gài súng vào thắt lưng rồi bước ra ngoài.

Lát sau hắn đóng ngựa, và bỏ nhà ra đi, không đếm xỉa gì đến những lời khuyên can van nài, những tiếng khóc lóc thảm thiết của mẹ. Trong khi đó, ông già José vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, ông lấy kính ra đeo, và lạnh lùng đọc tiếp cho đến cái tin cuối cùng nói về thảm họa của vùng Cavite

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x