Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Đông Dương Hấp Hối của tác giả Henri Navare mời bạn thưởng thức.

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH ĐÔNG DƯƠNG KHI TÔI ĐẾN

Bạn đọc sẽ không hiểu rõ tình hình ở Đông Dương khi tôi đến Việt Nam nếu không có một cái nhìn lướt qua về quá khứ.

• SỰ TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG CỦA NGUỜl PHÁP.

Những đảng phái quốc gia chống Pháp, với các khuynh hướng chính trị khác nhau, đã luôn xuất hiện ngay từ khi Pháp chiếm đóng Việt Nam. Các đảng này phát triển rất nhiều trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, và nhiều lần gây ra những biến động nghiêm trọng, nhất là vào năm 1930 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Sự thất bại của chúng ta vào năm 1940, và nhất là cuộc chiếm đóng của Nhật Bản tiếp sau đó, đã làm mất đi uy thế của nước Pháp một cách nghiêm trọng. Bên dưới một trật tự bên ngoài mà đô đốc Decoux tạo ra là một sự âm ỉ các cuộc nổi dậy. Hầu hết các đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia đều đã giữ một thái độ “chống đối” cả hai “kẻ chiếm đóng” họ đều xem là kẻ thù như nhau: “Những người Pháp Vichy” và những người Nhật. Bị săn đuổi ráo riết, lãnh đạo của họ đều ẩn náu tại các tỉnh của Trung Quốc dọc theo biên giới Bắc Bộ.

Lúc đầu, họ kình chống nhau, nhưng năm 1941 các đảng phái này đoàn kết lại với nhau để tạo thành một mặt trận “nhân dân”, liên minh để giành độc lập cho Việt Nam (Việt Nam Độc lập đồng minh hội, viết tắt là Việt Minh). Cũng như trong tất cả các tổ chức hình thành như thế này, những người cực đoan nhất nắm quyền lãnh đạo: đó là Đảng Cộng sản Đông Dương, mà người lãnh đạo là nhà cách mạng kỳ cựu Nguyễn Ái Quốc, được biết nhiều đến với tên là Hồ Chí Minh, được công bố là Chủ tịch của Liên minh này.

Việt Minh xây dựng một chương trình hành động, nhằm mục đích loại trừ người Pháp, bắt đầu việc “dân chủ hoá” Đông Dương, nhưng vẫn giữ các mối liên hệ tạm thời với Trung Hoa và Mỹ.

Một phái bộ bí mật của Việt Minh đóng ngay trên lãnh thổ Đông Dương, trong vùng Thái Nguyên (cách Hà Nội 100 cây số về phía bắc), chỉ huy nhiều chi bộ để hoạt động trên khắp đất nước và hàng ngàn quân du kích, hoạt động chủ yếu trong vùng Trung du Bắc Bộ.

Người Mỹ và người Anh đã liên hệ với Việt Minh cũng như với tất cả các phong trào kháng chiến khác, thả dù vũ khí và đạn dược cho họ.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính. Họ tước bỏ quyền cai trị của người Pháp ở Đông Dương. Bị quân đội Nhật bắt hoặc phải chạy trốn, những người Pháp trong bộ máy cai trị biến khỏi chính trường. Quân đội chúng ta do bị tràn ngập về quân số, đã phải chịu thất thủ mặc dù có chống trả quyết liệt. Một số bị giam giữ ngay tại chỗ, và nhiều nơi tù binh Pháp còn bị tàn sát. Một nhóm khác (khoảng 5000 quân dưới sự chỉ huy của tướng Alessandri) rút chạy về miền Nam Trung Hoa và ẩn náu tại đấy.

Hoàng đế Bảo Đại, là người được Pháp bảo hộ vào thời điểm nói trên đã tuyên bố độc lập cho Việt Nam, gồm ba kỳ (Bắc, Trung, Nam) và bãi bỏ tất cả những gì tượng trưng cho quá khứ của người Pháp.

Việt Minh có được một địa bàn hoạt động thuận lợi. Mặc dù vẫn hoạt động trong bí mật, nhưng nhờ các cơ sở, họ chiếm được một phần lớn các vị trí trong chính quyền của nhà vua, họ phát triển nhanh chóng trên cả nước Việt Nam, nhất là ở thượng du Bắc Bộ. Mục đích của họ rất rõ: ngay sau sự sụp đổ của Nhật, được nhận định là rất gần kề, sẽ tranh thủ chiếm chính quyền.

Vận dụng các sách lược một cách khéo léo và tài tình, họ không chỉ có được sự giúp đỡ ngày càng gia tăng của người Mỹ, mà còn cả sự ủng hộ của chính phủ lâm thời Pháp. Để có được sự thiện cảm của người Mỹ, họ tự thể hiện mình như là một phong trào quốc gia, vừa là đối thủ của Nhật vừa chống lại Chủ nghĩa Thực dân Pháp. Để tranh thủ những “người Pháp mới” (một danh từ ở Đông Dương để chỉ tất cả những gì không phải thuộc Chính phủ Vichy), họ hứa hẹn một sự hợp tác của Việt Nam với một nước Pháp đổi mới. Họ lừa phỉnh cả hai phía. Sự thù địch người Nhật chỉ thể hiện bằng những cuộc chống đối hời hợt nhưng cũng đã lừa được người Mỹ. Và mối thiện cảm của Việt Minh đối với nước Pháp mới vẫn không ngăn cản họ kích động tinh thần chống Pháp của dân chúng bằng mọi phương tiện có thể có được.

***

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng. Ngay lập tức Chính phủ Hồ Chí Minh nắm quyền ở Hà Nội, vài ngày sau chiếm được chính quyền trên phạm vi cả nước. Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, trở thành ông Vĩnh Thụy, cố vấn tối cao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Theo thỏa thuận đạt được giữa các nước Đồng minh nhưng không có ý kiến của nước Pháp, việc tước vũ khí quân đội Nhật và tái lập lại trật tự ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh từ phía nam vĩ tuyến thứ 16, quân đội Trung Hoa Tưởng Cliới Thạch ở phía Bắc. Sau đó cả hai sẽ được giao lại cho người Pháp.

• Tình hình trong hai vùng diễn biến rất khác nhau.

Ở phía nam vĩ tuyến thứ 16, cuộc tiến quân của quân đội Anh và sau đó của quân Viễn chinh Pháp dưới quyền của tướng Leclerc đã nhanh chóng chiếm lại các vùng lãnh thổ, đẩy các tổ chức và bộ đội Việt Minh vào hoạt động bí mật. Các thành phố lớn đều rơi vào tay chúng ta còn Việt Minh thì rút về các vùng hiểm trở, vùng rừng núi, nơi họ lập ra các căn cứ để hoạt động du kích chống lại ta. Có một sự việc tối quan trọng và có ảnh hưởng nặng nề về sau là, họ vẫn giữ một vùng đất quan trọng, trải dài 300 cây số từ Vũng Rô (Cap Varella) đến sông Hội An (Faifoo), phía nam Đà Nẵng. Do thiếu thốn về phương tiện, chúng ta đã không tái chiếm được.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x