
Đứng Vững Ngàn Năm – Nhờ Đâu Nước Việt Vẫn Còn Sau Một Ngàn Năm Bắc Thuộc? – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Nghị lực riêng và tính chất riêng
Mỗi sử gia thường nêu ra một vài căn nguyên trọng yếu, dễ thấy nhất.
Mỗi câu trả lời có thể coi là một giả thuyết để giải thích hiện tượng lịch sử.
Các câu trả lời đó đều hữu ích, giúp chúng ta suy nghĩ thêm, nhưng không có một câu trả lời nào là đúng nhất.
Các sử gia làm việc với tinh thần khoa học phải dùng những phương pháp gạn lọc các dữ kiện và tài liệu theo tinh thần khách quan. Họ không bắt buộc phải tìm ra các quy luật về liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng lịch sử; một công việc thường được các triết gia theo đuổi. Khi giải thích lịch sử người ta thường chỉ tìm cách biện giải cho một sự kiện đã xẩy ra rồi (ex-post). Không thể chứng minh một quy luật phổ biến nhờ, đó tiên đoán được những liên hệ nhân quả; như phương pháp khoa học đòi hỏi.
Những giả thuyết đưa ra để giải thích lịch sử thường không thể đem ra thử thách bằng dữ liệu thực tế; cho nên chưa thể coi là khoa học. Những giả thuyết không tạo cơ hội cho người ta dùng các phản chứng để bác bỏ, mà chỉ có thể nêu các bằng có để ủng hộ, rồi từ đó thấy giả thuyết đó có giá trị, cũng chưa gọi là khoa học. Vì khi đưa ra một giả thuyết mà chỉ đi tìm các chứng có phù hợp để biện minh, người ta có khuynh hướng bỏ qua những chứng có ngược lại. Hoặc vì người ta không biết ở đâu đó có các chứng có đối nghịch mà mình chưa thấy. Hoặc vì họ muốn tìm nhưng không thể tìm được đủ các loại bằng chứng, trong điều kiện phương pháp nghiên cứu đang sử dụng. Cho nên công việc đi tìm những lý do khiến người Việt Nam không bị Hán hóa đòi hỏi một thái độ rất khiêm tốn.
Chúng ta không có tham vọng tìm ra những câu trả lời chắc chắn và phổ quất, mà chỉ cố tìm hiều hiện tượng đó dưới nhiêu khía cạnh khác nhau.
Mỗi khía cạnh soi sáng một yếu tố góp phần tạo nên sức đề kháng của dân tộc Việt đề không bị mất gốc. Việc tim hiểu mỗi yếu tố đó sẽ giúp chúng ta thông cảm hơn với tổ tiên và hoàn cảnh sống của họ trong đêm dài lịch sử gian nan đó.
Những tác giả nghiên cứu lịch sử thời Bắc thuộc thường ai cũng muốn giải thích tại sao dân Việt Nam không bị Hán hóa. Trần Trọng Kim viết chương “Kết quả của thời Bắc Thuộc” trong Việt Nam Sử Lược nhấn mạnh đến ý chí của tổ tiên: “Hết thời Bắc thuộc rồi thì người Giao Châu ta có một cái nghị lực riêng và cái tính chất riêng đề độc lập, chứ không chịu lẫn với người Tàu.” Sử gia Lê Thành Khôi trong Histoire du
Việt Nam giải thích rằng hiện tượng người Việt bảo tồn được tiếng nói là một sức mạnh đề kháng bền bị nhất. Sử gia Keith Taylor, trong cuốn The Birth of Vietnam, đồng ý về yếu tố ngôn ngữ; ông ghi nhận thêm sự phát triên của Phật Giáo vào thời Bắc thuộc là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự hình thành nước Việt Nam. Trong cuốn Nhìn Lại Sử Việt (tập 1) Lê Mạnh Hùng nêu thêm các yếu tố kinh tế, xã hội. Ông nhắc tới tình trạng tập trung dân số rất đông ở vùng đồng bằng sông Hồng, với nền tăng kinh tế vững chắc, như nghề trồng lúa nước. Dựa trên hai lợi thế đó, tổ tiên chúng ta bảo vệ được một nền văn minh cổ truyền trong hai thế kỷ đầu tiếp xúc với người Hán; nhờ thế về sau khả năng đề kháng vững mạnh hơn.
Tất cả những ý kiến trên đều có lý. Nhưng người Việt học sử dân tộc vẫn còn tò mỏ muốn biết rõ hơn. “Cái nghị lực riêng và cái tính chất riêng” mà Trần Trọng Kim nói, thực ra đó là gì, nhờ đâu tổ tiên chúng ta có được, và đã thể hiện như thế nào? Giải thích là ngôn ngữ đã bảo vệ hồn tính dân tộc chắc phải đúng; nhưng tại sao rất nhiều người cũng | mang tên “Việt” ở Quảng Đồng vẫn giữ được tiếng Quảng, người Triều Châu vẫn còn nói tiếng “Tiều,” mà họ vẫn gia nhập vào nước Trung Hoa từ vài ngàn năm nay? Yếu tố tôn giáo chắc chắn cũng quan trọng; nhưng Đạo Phật cũng từng phát triển rực rỡ dưới các triều vua Nam Chiếu và Đại Lý; vậy mà cả vùng đất ở Vân Nam nay đã Hán hóa, hoàn toàn thuộc vào Trung Quốc, dù chi bị quân Mông Cổ sát nhập vào để quốc Đại Nguyên vào thế kỳ 13!
Ngoài những yếu tố như nghị lực, tính chất, tín ngưỡng, hay tiếng nói, còn có những nguyên nhân khách quan nào phù trợ dân tộc Việt hay không?
Cho nên không thể nghĩ chỉ có một nguyên nhân duy nhất, hay một vài vài yêu tố quan trọng đã giữ cho dân tộc Việt Nam không bị Hán hóa. Một hiện tượng lịch sử lớn lao thường không do một căn nguyên độc nhất gây ra. Dân Việt có khả năng giành lại độc lập sau một ngàn năm Bắc thuộc, chắc phải nhờ có nhiều cơ duyên hội tụ lại.
Một yếu tố riêng lẻ thì không đủ, nhưng tất cà họp lại, tác động lẫn nhau để mỗi yếu tố đều gia tăng cường độ, ảnh hưởng chung càng mạnh hơn. Các yếu tổ đó cùng có mặt và cùng tác động một lúc; hay lần lượt thay phiên nhau gìn giữ và thúc đẩy lòng tự tin của tổ tiên người Việt, giúp họ quyết tâm giữ gìn nền nếp sống riêng, tự phân biệt mình với những người từ phương Bắc xuống.
Ước vọng khiêm tốn của cuốn sách này là tìm hiểu để thấy một số giả thuyết đã được các sử gia nêu ra có thể tin là đúng. Có thể tin được, vì những lời giải thích này phù hợp với nhiều hiện tượng có thật, đã diễn ra trong nhân loại. Những giả thuyết đó không thể minh chứng hoàn toàn theo phương pháp khoa học đề gọi là quy luật; nhưng mỗi giả thuyết đã được đề ra với thái độ khách quan, không thiên vị cũng như không bị chi phối bởi ngã mạn tập thể, có thể tin được. Cộng chung lại, ít nhất các lời giải thích này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một phần nào, phép lạ lịch sử là dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.