
Giải Quyết Những Thách Thức Khi Gia Nhập WTO – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Trong số những mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Indonesia, tôm mang lại thu nhập ngoại tệ cao nhất. Thí dụ, tổng giá trị tôm xuất khẩu trong năm 2002 là 840 triệu đôla Mỹ, chiếm khoảng 50% của tổng giá trị thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm đã giảm trong thời kỳ 2000-2003. Năm 2000 Indonesia xuất khẩu 144.035 tấn tôm (1.003 triệu đôla Mỹ), nhưng số này đã giảm xuống còn 127.334 tấn trong năm 2001 và 122.050 tấn trong năm 2002, tương ứng với khoảng 940 triệu đôla Mỹ và 840 triệu đôla Mỹ (Cục Thống kê Trung ương 2003). Là một nước quần đảo, Indonesia có 17.508 đảo và 81.000 km bờ biển, cung cấp tài nguyên dồi dào cho việc nuôi tôm nước lợ để hỗ trợ xuất khẩu tôm.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Indonesia, kế đến là Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Trong tổng sản lượng xuất khẩu (122.050 tấn) năm 2002, 60% được xuất sang Nhật Bản, 16,5% sang Hoa Kỳ và 11,5% sang EU. Xuất khẩu tôm của Indonesia sang Nhật Bản trung bình là 53.000 tấn mỗi năm, hoặc khoảng 30% tổng số lượng tôm nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, thị phần tôm xuất khẩu (đông lạnh) của Indonesia sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 5-6%, thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan (31%), Ecuador (20%) và Mexico (13%). Các nước xuất khẩu cạnh tranh là Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Đài Loan và một số nước châu Mỹ La Tinh.
Việc kinh doanh tôm tại Indonesia hiện đang gặp thách thức nghiêm trọng, cả trong nước lẫn ngoài nước. Trong nước, công việc kinh doanh tôm phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là trong giai đoạn sản xuất (nuôi), chẳng hạn như chuyện lây nhiễm bệnh, thiếu tôm giống, thiếu thức ăn và thuốc cho tôm, quy hoạch vùng và cơ sở hạ tầng, và ủy quyền cho người nuôi. Ở nước ngoài, việc tôm giá khá “rẻ” đang nhập tràn ngập vào Indonesia đã ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lãi của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã phá sản và một số lớn khác đang trong tình trạng khó khăn về tài chính. Giá tôm thế giới đã bắt đầu giảm từ năm 2002, khi chính phủ Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Brazil và Ecuador. Giá tôm hạ này có thể sẽ làm giảm động lực kinh doanh, giảm chất lượng tôm Indonesia, và cuối cùng là giảm khả năng cạnh tranh của Indonesia trên thị trường thế giới.
Thách thức khác từ bên ngoài liên quan đến các tiêu chuẩn chất lượng do những nhà nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước EU áp dụng. Tôm của Indonesia bị phát hiện là bị nhiễm virút và nhiễm nặng các chất kháng sinh như oxytertracyline, chlortetracyline và chloramphenicol (Kompas, ngày 3-1-2004). Từ tháng 9 năm 2001 EU đã yêu cầu tôm nhập khẩu phải không có virút và không có chất kháng sinh, quy định liên quan4 buộc toàn bộ tôm nhập khẩu phải tuyệt đối không bị nhiễm chloramphenicol, vốn được các nhà nuôi tôm sử dụng một cách phổ biến để chống lại một số virút nhằm mục đích ngăn chặn bệnh và tăng năng suất tôm. Chính phủ Indonesia từ lâu đã cấm sử dụng chloramphenicol5 cho mục đích bảo vệ sức khoẻ gia súc và như một thành phần bổ sung trong thức ăn gia súc.6 Chính phủ, cùng với Hiệp hội Kinh Doanh Thủy Sản Indonesia (GAPPINDO), đã tích cực khuyến khích nông dân từ bỏ việc sử dụng chloramphenicol, đặc biệt là trong giai đoạn thu hoạch tôm.
Xem xét hệ thống sản xuất của Indonesia, những nỗ lực để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng trên có thể sẽ là cản trở và thách thức chính đối với sản xuất tôm của Indonesia trong tương lai gần. Theo báo cáo, diện tích những ao tôm nước lợ tại Indonesia lên đến 380.000 hecta, 80% trong số đó được dành để nuôi tôm theo cách truyền thống.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.