Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Giáo Án Rèn Nhân Cách – Ngũ Giới của tác giả mời bạn thưởng thức.

BÀI HỌC THỨ 2: RÈN NHÂN CÁCH

ĐẠO ĐỨC LY THAM

Ý HÀNH, KHẨU HÀNH, THÂN HÀNH

CON TRAI ĐUỔI MẸ ĐỂ GIÀNH NHÀ

Ngày giáp Tết đứng trước bàn thờ tạm bợ của người chồng, bà Nguyễn Thị Hợi (75 tuổi) không giấu được những giọt nước mắt nghẹn ngào, chua xót. Bởi lẽ đứa con trai mà bà hết lòng thương yêu, tin tưởng đã nhân tâm với bà: “Tôi chết lặng khi nó làm đơn trục xuất tôi và em nó ra khỏi nhà”. Bà thì thào qua dòng nước mắt tuôn trào.

Năm 1954 ông Nguyễn văn Thành kết hôn với bà Nguyễn Thị Hợi. Trong quá trình chung sống, họ đã có với nhau bảy người con. Theo lời bà Hợi, để có tiên chỉ tiêu trong gia đình ông Thành đã mở cơ sở giày dép tại 597 H, lô T Đoàn văn Bơ, quận 4, sau đó chuyên về địa chỉ 98/55 Đoàn văn Bơ các con của ông Thành một số làm công ăn lương tại cơ sở, một số đi làm ở ngoài. Riêng ông Nguyên Sơn Hà, con trai thứ là người có công nhiều nhất cho cơ sở giày dép. Năm 1985, ông Hà trúng số được một lượng vàng cũng tích góp vào xưởng đề kinh doanh. Năm 1998, ông Thành qua đời, ông Hà tiếp quản cơ sở giày dép và làm thủ tục chuyên tên đăng ký kinh doanh cho mình. Vào năm 1999, sau khi ông Thành mất, bà Hợi đã đưa một sô tiên lớn mà gia đình đã làm lụng vất vả nhiêu năm cho ông Hà để xây căn nhà số 73/8C. Đường Lâm văn Bên, quận 7, rồi ông Hà tiếp tục dùng tiên thu được từ hoạt động kinh doanh để mua thêm vài lô đất nữa. Ông Hà lặng lẽ đứng tên những lô đất và quyền sở hữu nhà rồi lật ngược thế cờ, đuổi cả mẹ và đứa em trai ra khỏi nhà…. Biết bao lân bà thoi thóp thở trong bệnh viện, vì nôi uât nghẹn vê đứa con trai mà mình đã mang nặng đẻ đau và đặt trọn niêm tin tưởng. Rời khỏi căn nhà mà đứa con trai đã đan tâm đuôi mình, bà Hợi chẳng kịp mang theo gì cả, cái bàn thờ của ông chồng bà vẫn còn nằm nguyên ở đó vì ông Hà đã thay khóa mới.

Không thể chấp nhận hành vi của ông Hà, bà Hợi đã cùng một số người con trong gia đình gởi đơn yêu cầu toà án đưa vụ tranh chấp tài sản ra xét xử. Ngày 28-6-2006 tòa phúc thẩm TANDTC. TPHCM đã tuyên xử: “chấp nhận một phần yêu cầu của bà Hợi buộc ông Nguyên Sơn Hà và bà Phạm thị Thanh Vân – vợ ông Hà phải thanh toán cho bà Hợi 11,45 lượng vàng sjc và 130.909.000 đồng. Còn tất cả những yêu cầu khác của bà Hợi muôn lấy lại quyền sở hữu nhà và một số lô đất mà theo bà Hợi đó là một số tài sản chung của gia đình đều bị toà án bác bỏ. Bởi lẽ ông Nguyên Sơn Hà đã chứng minh tất cả tài sản đó là của riêng mình bằng những giấy chứng nhận quyên sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp. Trước toà, ông Hà đã khẳng định cơ sở giày dép là toàn bộ tài sản của riêng ông. Sau khi cha mất, vợ chồng ông Hà đã nhờ bà Hợi giữ tiền dùm. Nên toàn bộ tiền mua đất, xây dựng nhà là tiền của vợ chồng ông, không liên quan đến bà Hợi.

Trong phiên toà hôm ấy, nhiều người con đã nghẹn ngào nhắc lại lời bố dặn trước lúc lâm chung: “Bô chết đi, chỉ mong các con luôn thuận hoà, đừng chia lìa nhau, đừng đệ gia đình lâm vào cảnh tan đàn xẻ nghé. Bà Hợi cùng một vài người con phải ôm tập hồ sơ đi kêu cứu nhiêu nơi, khiêu nại ông Hà. Tập thể bà cọn khu phố ở phường Tân Thuận Tây, Quận 7 đã gởi đơn lên toà án nhân dân quận 7 đồng kính xin toà án xét xửđem lại sự công bằng cho bà Hợi, vì ông Hà đã lợi dụng sự dễ dãi của mẹ mình để chiếm đoạt tài sản. Thế nhưng ông Hà đã thắng kiện vì có đầy đủ giấy tờ trong tay. Nhiều năm nay, bà Hợi sông dở chết dở, vì nỗi đau mà ông Hà gây ra. Hôm toà mở phiên xét xử. Bà Hợi đã xin phép được vắng mặt vì chịu làm sao nỗi cú sóc đó: “đến tòa chắc tôi chết mất”. Tòa tuyên xử bà Hợi được chia 1/11 trong số tài sản ông Hà đang năm giữ. Nhưng tám tháng đã trôi qua, bà Hợi vân chưa nhận được sô tiên mà ông Hà và bà Vân phải thanh toán. Bà Hợi đã hai lần gởi đơn yêu cầu thi hành án, nhưng tất cả chỉ rơi vào im lặng. Bà Hợi đã làm đơn khởi kiện vụ tranh chấp tài sản giữa bà và ông Hà lên toà án quận 7. Trong quá trình thụ lý vụ án hơn một năm ông Hà vân được câp chủ quyền nhà khi ngôi nhà đang thuộc diện tranh chấp .

Ngày ngày bà Hợi vẫn ngồi thẫn thờ trong ngôi nhà của người anh cả. Nỗi đau âm i, giằng xé tâm can bà lại khóc, lại nhập viện, bà Hợi biết rằng ông Hà “không chịu thi hành án “chỉ vì nó đợi tôi chết đề số tiền đó nó không phải hoàn trả lại cho tôi .. chẳng lẽ các quan chức năng và toà án các cấp có thể làm ngơ với nỗi đau của bà Hợi ?

Mỹ Thanh – Hoàng Tuyết

Báo Công An, số: 1522 * Thứ năm 1-3-2007

NHỮNG CÂU HỎI

1- “Ngày giáp Tết đứng trước bàn thờ tạm bợ của người chồng, bà Nguyễn Thị Hợi (75 tuổi) không giấu được những giọt nước mắt nghẹn ngào, chua xót. Bởi lẽ đứa con trai mà bà hết lòng thương yêu, tin tưởng đã nhân tâm với bà: “Tôi chết lặng khi nó làm đơn trục xuất tôi và em nó ra khỏi nhà”. Bà thì thào qua dòng nước mắt tuôn trào. Đoạn này nói lên thiếu đạo đức gì?

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x