Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Tinh thần tích cực hành động sinh ra từ tính hiếu kỳ

Mỗi khi nghe cụm từ “tích cực hành động”, bố mẹ hình dung ra điều gì? Con của bố mẹ tích cực hành động đối với hoạt động nào?

“Tinh thần tích cực hành động” còn được gọi là sự hăng hái và động lực. Nếu ta chia nhân cách thành trí – tình – ý, thì tinh thần tích cực hành động thuộc về ý và có thể gọi nó là sức mạnh ý chí. Đó là lý do đối với những người thiếu tinh thần tích cực hành động, người ta hay gọi là kẻ không có ý chí. Trẻ con Nhật Bản ngày nay bị chỉ trích là “chủ nghĩa ba không”, “chủ nghĩa năm không” — tức là không có ý chí, không quan tâm, không có trách nhiệm.

Ngoài ba không nêu trên, còn có: không biết cảm động, không phản kháng, không phê phán, không có chủ kiến, không ý tưởng, không năng lực, không học lực, không giáo dục, không kiên định, tạo thành “chủ nghĩa mười hai không” mà nhiều người dùng để nói về giới trẻ Nhật Bản. Có thể nói tất cả những cụm từ trên đều có liên quan đến tinh thần tích cực hành động.

Trước khi nghĩ đến vấn đề của con trẻ, điều quan trọng là cả bố lẫn mẹ nên nghĩ về tinh thần tích cực hành động của bản thân mình. Bởi vì, trẻ con học theo bố mẹ mà lớn lên.

Tinh thần tích cực hành động, hay sự hăng hái, là kiểu vận động như thế nào của trái tim? Tôi đã nghiên cứu khoảng mười người bạn thân trong vòng năm, sáu năm nay. Cội rễ sâu xa nhất của tinh thần tích cực hành động chính là tính hiếu kỳ. Tính hiếu kỳ còn được gọi là sở thích, sự quan tâm. Từ điển Kojien (Nhà xuất bản Iwanami Shoten) giải thích tính hiếu kỳ là “sở thích đối với sự vật, sự việc hiếm có hoặc những điều chưa biết”. Ngoài ra, sở thích tức là “cảm thấy thú vị”. Trong tâm lý học, nó có nghĩa là “khuynh hướng hướng sự quan tâm đặc biệt về phía một đối tượng, sự việc nào đó”.

Tính hiếu kỳ được tâm lý học nhắc đến là thứ mà con người sẽ không thể có được nếu như người đó không làm gì cả. Đó là trạng thái muốn tự mình tiếp nhận kích thích, thông tin, muốn tiếp nhận sự căng thẳng và khó khăn ở một mức độ vừa phải. Tính hiếu kỳ ẩn bên trong được biểu hiện ra ngoài qua nhiều phương diện. Ở trẻ con, tính hiếu kỳ được biểu hiện qua sự phá phách (hành động tìm tòi). Một biểu hiện nữa chính là luôn hướng đến những hoạt động mang tính trí tuệ.

Sự phá phách bắt nguồn từ tính hiếu kỳ

Tính hiếu kỳ biểu hiện ngay cả ở những em bé mới một tuổi, nên có thể nói đó là năng lực sẵn có trong mỗi con người. Đặc biệt, điều đó được thể hiện rõ qua những trò phá phách khi bé bắt đầu biết di chuyển, ví dụ như biết bò… Đối với một đứa trẻ, tất cả những thứ xung quanh cơ thể mình đều là những thứ mới mẻ, kỳ thú. Đó là những thứ lần đầu trẻ nhìn thấy kể từ khi chào đời. Và trẻ bắt đầu tìm hiểu xem những thứ ấy sẽ trở nên như thế nào.

Ví dụ, khi trẻ chạm đến thùng rác, liền muốn biết bên trong thùng có những gì. Đây là một hành động bắt nguồn từ tính hiếu kỳ. Rồi trẻ sẽ lật đổ thùng rác, làm mọi thứ bên trong rơi vãi ra. Thậm chí, trẻ còn cho vào miệng những thứ trông có vẻ ăn được, đúng không nào? Bởi vì đó chính là thời kỳ mà đứa trẻ muốn dùng miệng để nếm thử mọi thứ. Tuy nhiên, chắc chắn trong thùng rác chẳng có gì có thể ăn được. Khi nhận ra điều đó, đứa trẻ liền bỏ mặc đống rơi vãi và bỏ đi tìm đối tượng thú vị tiếp theo.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x