Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Giới Thiệu Thơ Cao Tần của tác giả Võ Phiến mời bạn thưởng thức.

Đột ngột kỳ lạ, có thể không phải là một giá trị. Nhưng ai biết được chính xác đâu là những yếu tố làm nên giá trị của thơ, gây nên xúc cảm thơ ? Chẳng qua thi ca là địa hạt của tình cảm, của tưởng tượng, và nhà thơ vẫn khoái chứng tỏ một sức tưởng tượng phóng khoáng phi phàm, ai nấy ra sức vượt thoát ra khỏi khuôn sáo tầm thường. Giữa những kẻ đớp sao uống trăng vv…Cao Tần không chọn kiểu quái dị nhất. Vậy mà Cao Tần vẫn gây được cảm tưởng đột ngột độc đáo. Có phải chính vì thế mà cái kỳ lạ này đâm ra ít sáo hơn cả ?

Tứ thơ lạ, câu thơ đẹp – trong hoàn cảnh một cuộc sống thanh bình tại quê hương, đó hẳn là những mong ước của kẻ chọn nghiệp thi ca. Những cái ấy đều có ở Cao Tần. Nhưng trong cảnh ngộ lưu lạc hiện nay, liệu còn có ai cầm bút chỉ vì những lý do nghệ thuật như thế ? Và trong số độc giả liệu mấy ai còn tìm đọc thơ vì tứ lạ lời hay ?

Chắc chắn khi nhà văn Mặc Đỗ “cảm” Cao Tần, cái cảm ấy không vì một hình thức nghệ thuật độc đáo hay điêu luyện. Cái hấp dẫn của Cao Tần đó là một tâm sự vừa bi thống vừa phẫn uất, một phong thái ngang tàng tuyệt vọng. Người tị nạn nhìn vào thơ Cao Tần niềm đau đớn xót xa: niềm đau của mình; thấy nỗi cay đắng, nỗi cay đắng của mình, thấy chán nản mênh mông: của mình… Và trên chừng ấy nét tâm trạng của chính mình là một khí phách hào hùng, dù là cái hào hùng của người lâm vào mạt lộ.

Nghĩ đến cảnh sa cơ lỡ vận, người thơ cười: “ông thượng đẳng cu li” Nói đến một phi công thấy thế, lại cười: “Đời khốn kiếp đã quăng ông xuống đất”. Kể chuyện một người trân trọng giữ từng chút kỷ niệm của mẹ, của vợ, của bạn bè trong cái túi nhỏ kè kè mang theo mình, lại cười: đó là chàng cù lần ! Trong thơ Cao Tần thường ẩn hiện nụ cười, cười như người Việt nam vẫn cười trong tận cùng cay đắng. Đối với người ngoại quốc đang sống chung quanh ta không biết họ thấy thế nào; riêng đối với chúng ta tiếng cười ấy làm xao xuyến đến tận đáy tâm hồn, cách xa quê hương muôn vạn dặm, có thơ Cao Tần lúc đau đớn ta “được” đau đớn trong cách thế biểu hiện đặc biệt của dân tộc. Chẳng cũng khoái sao ?

Cao Tần cười cay đắng, nói huyênh hoang ngạo mạn, lắm khi đến tục tằn, như thế chỉ vì không muốn phơi bày chỗ thảm hại. Sự thực phía sau tiếng cười ấy, phía sau cái nghêng ngang ấy là một cảnh thảm hại: chỗ gặp gỡ chung của chúng ta. Gặp gỡ để thương nhau.

Con người cười cợt ngạo nghễ có thể là người “yếu” hơn bất cứ ai khác. Năm chàng tráng sĩ họp nhau bàn chuyện lớn suốt đêm, quất ngã la liệt nhiều chai rượu mạnh, để rồi mờ sáng hôm sau:

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi những hào hùng uất hận gối lên nhau kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới “ta làm gì cho hết nửa đời sau ?”

Chàng cù lần bị giật cái túi nhỏ bí mật:

“Cù lần dọa đêm nay đâm chết hết

Ôi ví dầu chú mở được tim anh chú cũng thấy một kho tàng thắm thiết với khăn tay nhàu nát chữ thêu xanh…”

Cái nghêng ngang bên ngoài, chỉ đẹp vì “cái kho tàng thắm thiết” bên trong.. Nếu không thế nó vô duyên biết mấy.

Kho tàng của Cao Tần chưa mở hết – thời gian xuất hiện trên thi đàn của Cao Tần còn quá ngắn với một đời văn thơ- tuy nhiên chúng ta đã bắt gặp bao nhiêu cái thắm thiết: hoặc những nhớ nhung hướng về từng chiếc ghế công viên, từng cái tháp chuông nhà thờ, từng viên gạch vỡ ở góc vườn quê xưa, vì:

“Dưới ghế công viên anh giấu thời thơ dại trên tháp nhà thờ anh giấu niềm tin trong vườn cũ anh giấu thời hạnh phúc nơi nụ cười em anh giâu trái tim”

Hoặc những thắc mắc vẩn vơ: ở cái xứ sở muôn trùng xa cách, ở nơi thành phố mình đã rời bỏ đi không hẹn ngày về buổi sáng hôm nay những ai đang bước đi trên con đường quen thuộc trước nhà mình ? đêm nay ai ngồi trên ngồi đồi thở mùi gió thông mà mình nhớ quay quắt ? và:

chú nào ngồi trước hiên nhà ta chiều nayMnghe mưa Sài Gòn rạt rào thơm mát sau một ngày nắng lóa chín từng mây những mái tôn mưa cười ran hạnh phúc

Trong thơ Cao Tần có cái cao ngạo của tráng sĩ lẫn cái yếu đuối vô vàn của chàng Cù Lần. Và đó cũng là hai khía cạnh của mỗi một tâm hồn di tản tha hương. “cảm” nhau vì thế.

Ô, mối cảm thông thảm thiết giữa những tráng sĩ…Cù Lần.

Trường hợp thơ Cao Tần gợi lên một vấn đề: khả năng sáng tác của người di tản lưu lạc. Đầu tháng tư năm ngoái, tạp chí Newsweek có bài kiểm điểm về cái thế giới thầm lặng của di dân: từ 1972 đến nay, nhà cầm quyền Xô Viết đã cưởng bức tống xuất “gần trọn một thế hệ những văn nghệ sĩ xuất sắt nhất của nước Nga.” thực hiện “cuộc thanh trừng văn học lớn lao nhất kề từ thời Sataline”, và những văn nghệ sĩ nọ đã mất sức sáng tạo khi ra khỏi nước.

Thi sĩ Alekxandr Galich kêu rằng ở Paris họ mất ngôn ngữ và tất cả xung quanh đều câm nín, họ sống giữa một thế giới câm. Phong phú như Alikxandr Solzenitsyn, tiếng rằng tiếp tục viết hăng vẫn không thấy cho in được gì đáng kể sau 1974. Vladimir maximov vừa xuất bản tờ tạp chí của di dân Nga vừa bảo: “bây giờ chuyện làm người quan trọng hơn chuyện làm nhà văn”

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x