Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Hồi Thứ Năm Mươi Mốt

Sách lược trấn Bắc

Bấy giờ là niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 (1257) đời vua Thái Tông nhà Trần. Tháng 12, Thái Sư Mông Cổ Ngột Lương Hợp Thai thống lĩnh 20 vạn quân, gồm 10 vạn Lôi Kỵ, 10 vạn hàng binh Đại Lý tiến đánh Đại Việt.

Hưng Đạo Vương thiết kế:

– Binh tướng Mông Cổ đều là kỵ binh, thiện chiến, hung dữ. Vũ khí chính của họ là cung-tên. Từ tướng đến quân của họ đều sống trên vùng thảo nguyên cực Bắc, đồng cỏ mênh mông. Khí hậu vùng cực Bắc quanh năm lạnh đến xé da, cắt thịt. Người ngựa đều chịu lạnh rất giỏi. Chiến thuật của họ sở trường về dàn quân trên những vùng đất khô, trên cánh đồng rộng. Gần đây sau khi đánh sang Tây Vực, họ chế ra máy bắn đá phá thành. Vì vậy họ tung hoành khắp Kim, Liêu, Tống, Tây Hạ, và mấy chục nước Tây Vực không nơi nào đương nổi. Trong lần thiết triều, hồi họ mới tới Bắc Cương, thái sư (Trần Thủ Độ) đã giảng giải rất kỹ về lịch sử, phong tục, tổ chức chính trị, luyện quân cùng chiến thuật của họ. Chúng ta đều thuộc nằm lòng rồi.

Chính sách của Thái Tổ Hốt Tất Liệt là: Mỗi khi đánh vùng, một thành, họ kêu gọi quan lại, tướng sĩ, dân chúng đầu hàng. Nơi nào tuân theo thì họ cấm quân sĩ tuyệt đối không được hãm hiếp, giết người, cướp của, đốt nhà. Quan lại, binh tướng họ vẫn cho tồn tại. Họ sẽ dùng binh tướng đầu hàng làm tiên phong đánh các vùng khác. Quan lại, tăng lữ phải đốc thúc dân chúng cung ứng lương thảo, cùng người lao dịch cho họ. Vì vậy họ không cần tiếp vận lương thảo từ Mông Cổ sang.

Bây giờ họ sang đánh ta, ta phải đối phó ra sao? Căn bản:

“Vô hiệu sở trường của họ,

Biến sở trường của họ thành sở đoản.

Dùng sở trường của ta,

Biến sở đoản của ta thành sở trường”

Ta phải áp dụng bẩy điều:

Một là, về chiến thuật, tuyệt đối ta không dàn quân đánh với họ. Nếu ta cũng dàn quân đối địch với họ là đem sở đoản của mình, đấu với sở trường của họ. Địa thế của ta, đường của ta từ Bắc cương về Thăng long nhỏ hẹp, chỉ cho phép kị binh đi hàng một, đi chậm, không thể phi nhanh. Trên đường có nhiều cầu nhỏ, kỵ binh không thể qua. Ấy là không kể nhiều đoạn lầy lội, ngựa bị lún chân. Địa thế khiến Kị binh của họ không còn tung hoành được.

Hai là, khí hậu của ta thấp nhiệt, muỗi, vắt, sâu, bọ nhiều. Người ngựa của họ vốn sống ở thảo nguyên lạnh lẽo, không thể chịu nổi khí hậu, đầy đặc lam chướng của ta. Người của họ chỉ ăn thịt, nay sang ta phải thì thịt hiếm, họ phải ăn cơm, cá, tôm, rau, đậu. Họ không có khả năng đánh cá, bắt tôm. Người, ngựa của họ ăn rau, đậu, cỏ của ta, đầy sâu bọ, kiến ruồi. Cả người, ngựa uống nước có cung quăng, đỏng đảnh độc. Chỉ cần mươi ngày, chậm lắm là một tháng thì không cần đánh, thời khí, lam chướng, bệnh tật… giết giặc giùm ta.

Ba là, hiện ta không có những thành cao, hào sâu, đóng quân trấn giữ. Sở trường phá thành, công kiên của họ một lần nữa trở thành vô dụng. Trong khi đó, toàn quốc, mỗi làng-ấp của ta ngoài có hào sâu, trong có lũy tre bao bọc. Kỵ binh của họ không thể dàn ra tấn công, sở trường của họ trở thành sở đoản. Khi kỵ binh phải rời ngựa, thì sức chiến đấu thua bộ binh, lại càng thua nông dân của ta vốn lội bùn, bơi sông rất giỏi.

Bốn là, với thói quen, Mông Cổ đi đến đâu dùng quan lại, dân chúng cung đốn lương thảo. Lương thảo 20 vạn người ngựa do vua quan Đại Lý mới đầu hàng cung đốn chỉ có giới hạn. Họ nghĩ rằng đánh sang ta, họ sẽ dùng quan lại đầu hàng ép dân chúng cung đốn, hoặc cướp lấy. Nhưng lương thảo của ta đều cất rải rác ở làng xã. Vì vậy ta cần kéo dài thời gian, lẩn tránh, đợi lương thảo của họ cạn; muỗi, ruồi, lam chướng, sốt rét đánh binh tướng của họ bệnh tật, mệt mỏi; ta thắng họ dễ dàng.

Năm là, ta dẫn dụ cho họ vào sâu trong lãnh thổ, họ phải dàn quân ra đóng đồn phòng vệ. Còn, ta phân tán tướng sĩ về các trang, ấp, huấn luyện dân chúng, cùng dân chúng chiến đấu giữ làng. Ta biến cả nước là thành, toàn dân là binh. Rồi ta quan sát, thấy địch đi lẻ lẻ thì tấn công. Tấn công xong lại phân tán. Giặc không biết ta ở đâu. Như vậy kỵ binh trở vô dụng.

Sáu là, đợi cho giặc mệt mỏi, ta xuất quân bao vây đánh các đoàn quân đóng bảo vệ đường từ biên giới về Thăng Long. Chính sách bắt hàng quan cung đốn lương thảo không thành. Đem quân đi cướp lương của dân thì gặp phải sức kháng cự của làng xã. Lương tiếp viện hoặc bị cạn, hoặc đường vận chuyển bị chặn. Lương tuyệt thì quân tan.

Thứ bẩy, Mông Cổ không quen thủy tính, ta dùng thủy quân lưu động chuyển quân, đánh cắt đường tiếp vận; hoặc tập trung quân tấn công. Ngựa của họ không thể lội ruộng. Ta dùng ngưu binh đánh kỵ binh. Đó là dùng sở trường của ta, đánh sở đoản của họ.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x