
Hãy Trả Lời Em Tại Sao? Tập 11 – Đọc sách online ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Tại sao khi lái xe ta lại hay bị đến những đoạn đường có nhiều trở ngại cùng một lúc với những chiếc xe khác?
Nhiều nhà khoa học có thể cho rằng hiện tượng này là do mọi người quên mất thời điểm nào thì họ lái xe gặp nhiều trở ngại hoặc thuận lợi. Đó cũng là một lời giải thích khá hợp lý. Nhưng còn có những nguyên nhân khác nữa. Trên thực tế, khi nhìn thấy một trở ngại phía trước mặt, chúng ta sẽ có xu hướng nhìn qua các đường khác tìm thử xem có chiếc xe nào chạy đến có vẻ như gây phiền phức cho ta không.
Rõ ràng là các chiếc xe ở quá gần hoặc quá xa các trở ngại so với chúng ta thì có vẻ như không phải là tác nhân làm phiền. Cho nên, một điều hợp lý là chúng ta cảm thấy bực bội nhiều nhất với những chiếc xe cùng ở quanh chúng ta với một khoảng cách nhất định.
Giả sử rằng các chiếc xe chạy trên một đường thẳng có khuynh hướng chạy với cùng vận tốc, vậy thì một điều chắc chắn là bạn sẽ đến khu vực bị trở ngại cùng lúc với các chiếc xe đến từ các con đường khác.
Vậy tại sao chúng ta lại quá ngạc nhiên? Có thể là do khi ngồi trong xe của chính mình, chúng ta chỉ nhìn theo những chiếc xe có vận tốc gần với vận tốc xe của mình và có khuynh hướng không nhận thấy chúng ta cùng chạy theo lẫn nhau ở một vận tốc tương tự nhau.
Tại sao trong các cuộc hành trình, lúc đi khỏi thường dài hơn lúc trở về?
Đây là cảm nhận thông thường và cảm nhận đó là mạnh mẽ nhất khi thực hiện một chuyến đi đâu đó lần đầu tiên. Lời giải thích hợp lý nhất dựa trên cơ sở là các cuộc ra đi tới một nơi xa lạ thường chỉ kết thúc khi người ta đặt được chân đến địa giới nơi đó.
Ngược lại, người ta sẽ cảm thấy hành trình quay về sắp sửa kết thúc khi họ nhìn thấy những cột mốc địa giới quen thuộc ngay khi họ vẫn còn cách nhà một khoảng cách khá xa. Còn những nhân tố khác cũng rất quan trọng. Ví dụ như, có những hội chứng sợ hãi như “Mình đã đến nơi đó lần nào chưa?” thường có ở những trẻ nhỏ ngay cả đối với những hành trình rất ngắn.
Đây có thể là hệ quả của một thực tế là một giờ ngồi xe ở trẻ em ba tuổi có tác động nhiều gấp mười lần so với một người lớn ba mươi tuổi đang lái xe. Trẻ em ba tuổi sẽ hỏi chuyến đi sắp đến nơi chưa sau một giờ ngồi xe trong khi một người ba mươi tuổi sẽ hỏi như vậy sau mười tiếng ngồi xe.
Việc làm nóng tách trước khi pha trà có mang lại lợi ích thật sự nào không? Nhiều người có vẻ bị thuyết phục trước luận điểm rằng tráng đều nước sôi quanh tách pha trà rồi đổ nước đó đi là một bước quan trọng để pha ra một tách trà hoàn hảo, mục đích của việc đó là giữ cho tách trà nóng lâu hơn, nhờ đó giữ được mùi vị của trà tốt hơn.
Nhưng giả sử rằng các tách trà có khả năng giữ nhiệt trung bình, thì nghi thức tráng nước sôi quanh tách trà còn có mục đích khác. Đó là nước nóng sẽ lấy đi các chất tannin gây vị đắng còn đọng lại trong tách trà do những lần pha trà trước đó.
Tại sao tiếng kêu của các ấm nước lại tạm lắng xuống ngay trước khi nó bắt đầu sôi?
Hiệu ứng “tạm lắng trước khi hình thành hơi nước” liên quan với cách mà nước được đun nóng. Các ấm nấu nước thường được đun nóng từ phần đáy ấm cho nên phần nước ở phần đáy ấm sẽ đạt tới điểm sôi trước tiên.
Khi các bong bóng hơi nước hình thành, chúng sẽ đi xuyên qua phần nước còn lạnh hơn ở phía trên và bị làm lạnh dần trong quãng đường đi lên này. Do không thể duy trì đủ áp suất để giữ cho phần nước lạnh xung quanh không tiếp xúc với nó, các bong bóng này sẽ thình lình va chạm với phần nước lạnh đó với một tiếng nổ bốp. Nếu sự va chạm giữa bong bóng và nước lạnh đủ nhiều bạn sẽ nghe thấy tiếng sôi ùng ục quen thuộc của ấm nước.
Nếu việc đun nóng vẫn được tiếp tục, toàn bộ khối nước bắt đầu đạt đến điểm sôi, tạo ra những bong bóng lớn đi lên bề mặt nước. Kết quả là một âm thanh sâu hơn và êm hơn – báo hiệu toàn bộ nước đã bắt đầu sôi, có thể pha trà. 96 Có phải làm nước đá bằng nước sôi sẽ mau đông hơn so với làm bằng nước lạnh?
Làm cho một tách trà rất nóng nguội đến nhiệt độ có thể uống được thì nhanh hơn so với làm nguội một tách trà ít nóng hơn không? Hai trường hợp này đều liên quan đến hiện tượng làm lạnh nhưng có một vài lắt léo nếu chúng ta không thật sự hiểu rõ. Theo quy luật căn bản, nếu sự chênh lệch nhiệt độ giữa một vật và môi trường xung quanh nó càng lớn, thì quá trình nguội đi của vật đó diễn ra càng nhanh.
Cho nên một tách trà rất nóng sẽ lạnh đi nhanh hơn so với một tách trà ít nóng hơn. Điều này không có nghĩa là nó sẽ lạnh xuống nhiệt độ uống được sớm hơn, mà chỉ có nghĩa là nó có thể nhanh chóng lạnh đến cùng một nhiệt độ với những tách khác – sau đó thì tốc độ lạnh đi của nó cũng sẽ bằng với các tách kia. Nếu lúc ban đầu tách trà nóng hơn rất nhiều thì rõ ràng tách trà nóng hơn đó phải mất nhiều thời gian hơn mới nguội tới nhiệt độ có thể uống được.
Cùng một lập luận, nước sôi không thể nào đông đặc thành nước đá nhanh hơn nước lạnh được. Vấn đề ở đây là, nước sôi không chỉ nóng hơn nước lạnh mà nó còn chứa ít khí hòa tan hơn nước 10lạnh và sẽ đông đặc ở nhiệt độ cao hơn một chút so với nước lạnh (nước chứa nhiều tạp chất hơn thì sẽ có nhiệt độ đông đặc thấp hơn và nhiệt độ sôi lại cao hơn). Ở nước nóng, sự bốc hơi cũng làm giảm đi một lượng đáng kể nước cần được làm lạnh.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.