
Hãy Trả Lời Em Tại Sao? Tập 6 – Đọc sách online ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Lòng trái đất được 9 phân tầng như thế nào?
Trái đất cũng giống như một quả trứng gà, có thể chia làm ba phần: “vỏ trứng”, “lòng trắng trứng” và “lòng đỏ”. Lớp mỏng ở bề mặt trái đất gọi là vỏ trái đất, lớp ở giữa gọi là lòng đất, lớp trong cùng là nhân trái đất.
Vỏ trái đất: vỏ ngoài của lớp bề mặt trái đất có độ dày bình quân là 17 kilômét. Bề mặt trái đất có lục địa, đại dương, núi cao, bình nguyên… độ dày vỏ trái đất ở các nơi lại không giống nhau.
Độ dày bình quân của lục địa là 33 kilômét; vỏ trái đất ở đại dương mỏng nhất, chỉ 6 kilômét; độ dày ở khu vực cao nguyên núi cao là dày nhất, có thể tới 60-70 kilômét. Vỏ trái đất chủ yếu là lớp vỏ ngoài rắn chắc cấu thành bởi nham thạch cứng.
Lòng đất: lớp giữa của trái đất, còn gọi là tầng trung gian. Độ sâu của lòng đất từ vỏ trái đất trở xuống là 2.900 kilômét. Chủ yếu được cấu thành bởi nham thạch chứa sắt và manhê. Nhiệt độ của tầng này tăng cao, áp lực và mật độ tăng lớn, nham thạch tương đối mềm, bị chèn ép co bóp nên dễ dàng thay đổi hình dáng.
Nhân trái đất: bộ phận trung tâm của trái đất giống như hạt của quả vậy. Do nhân trái đất cách bề mặt trái đất rất rất xa, nên không rõ hết mọi chi tiết của nó. Qua nghiên cứu rất nhiều năm, các nhà khoa học cho rằng bộ
Vỏ trái đất Lòng đất Nhân trái đất phận trung tâm của trái đất được cấu tạo bởi kim loại có trọng lượng nặng như sắt, niken và các chất khác. Do nhiệt độ rất cao, áp lực cực lớn nên các chất hợp thành nhân trái đất ở trạng thái lỏng. Nhân trái đất hiện nay vẫn còn là bí mật, trong tương lai nhất định các nhà khoa học sẽ khám phá ra điều bí mật ấy.
Người ta có thể trực tiếp quan sát được đặc trưng của bộ phận ở ngoài của trái đất, còn không cách nào có thể trực tiếp nhìn thấy được bên trong của trái đất. Giếng khoan sâu nhất của thế giới là 4.000-5.000 mét, so với trái đất thì quả là một lớp nhỏ rất rất mỏng mà thôi. Người ta sử dụng phương pháp gì để tìm hiểu kết cấu bên trong của trái đất?
Phương pháp truyền sóng địa chấn nhân tạo. Tầng nham thạch, đặt trưng kết cấu khác nhau thì hình sin truyền dẫn khác nhau, rồi căn cứ vào đặc điểm hình sin để phán đoán đặc điểm bên trong của trái đất. Phương pháp này còn gián tiếp và tương đối sơ lược, muốn tìm hiểu tình hình cụ thể bên trong của trái đất, còn phải đợi các nhà khoa học “đi” sâu hơn nữa vào lòng trái đất.
Lớp vòng của bề mặt trái đất ra sao?
Trái đất cũng giống như một món đồ quý giá, bên ngoài được bao gói mấy lớp. Lớp vòng bao quanh bề mặt trái đất lần lượt từ ngoài vào trong là: khí quyển, vòng sinh vật, vòng nước và vòng nham thạch.
Khí quyển: bề mặt trái đất bị bao bọc bởi một lớp vật chất ở trạng thái khí rất dày, giới hạn phần dưới của nó là bề mặt trái đất, giới hạn bên trên không có độ cao rõ rệt. Vòng khí quyển giống như một lớp chắn che phủ trái đất, giữ cho môi trường trái đất có một nhiệt độ thích nghi.
Khí quyển được tụ tập ở bề mặt trái đất bởi tác dụng sức hút của trái đất nên càng lên cao không khí càng loãng. Thành phần không khí chủ yếu là nitơ và oxy, những thành viên khác trong dòng tộc mặt trời như sao Kim, sao Hỏa thì chủ yếu là carbonic, hầu như không có oxy.
Vòng nước: bao gồm nước biển, nước sông, nước hồ, nước đầm, nước băng hà của bề mặt lục địa, dưới mặt đất còn có nước ngầm. Những thứ nước đó cũng giống như máu trong cơ thể con người, thông qua mặt đất liền với nhau thành một chỉnh thể, tạo thành vòng nước bao bọc lấy trái đất. Xã hội loài người không tách khỏi nước được, động thực vật sinh sống và phát triển cũng không tách rời khỏi nước. Nước là một trong những nhân tố tích cực nhất làm thay đổi bộ mặt trái đất.
Vòng nham thạch: chỉ lớp vỏ cứng thể rắn của trái đất, vòng nham thạch nhô lên khỏi vòng nước là lục địa thế giới, vòng nham thạch bị nước biển nhấn chìm là đáy biển thế giới. Vòng nham thạch cũng là một chỉnh thể, giống như lớp vỏ ngoài cứng của hạt đào, bao bọc lấy trái đất.
Vòng sinh vật: khí quyển, vòng nước và vòng nham thạch trên trái đất độc lập với nhau, mỗi loại thành hệ thống, nhưng lại là một chỉnh thể thẩm thấu nhau và tác dụng lẫn nhau. Như vậy trái đất tạo môi trường cho sinh vật có thể sinh tồn và phát triển, thay đổi, như ánh sáng mặt trời, không khí, nước, đất, v.v…
Toàn bộ những dải sinh vật này tồn tại ở trên vòng nham thạch, ở dưới vòng khí quyển và vòng nước, hình thành nên lớp vòng sinh vật độc lập liên tục.
Lục địa phân thành mấy khối?
Khi chúng ta mở tấm bản đồ thế giới, trước hết chúng ta thấy diện tích đại dương rất lớn, diện tích lục địa nhỏ; nhìn kỹ ta thấy phần lớn lục địa phân bố ở Bắc bán cầu, Nam bán cầu rất nhỏ.
Những lục địa ấy bị đại dương chia thành năm khối đại lục: khối đại lục Á-Âu, khối đại lục châu Phi, khối đại lục châu Mỹ, khối đại lục châu Đại dương và khối đại lục châu Nam cực. Khối đại lục Á-Âu ở Bắc bán cầu, là đại lục lớn nhất.
Hình dáng của khối đại lục này giống như một cái quạt xòe, châu Á, châu Âu giống như một cái “góc” ở phần Tây Bắc trên cái quạt xòe. Khối đại lục châu Phi giống một cái lá cây đại thụ, trải bằng trên xích đạo, phía Bắc hơi rộng, phía Nam hẹp lại, tựa sát vào phía Tây Nam của đại lục châu Á-Âu, làm như Á-Âu không phải là một khối lục địa vậy.
Khối đại lục châu Mỹ dài nhất, hai đầu đại lục lớn, ở giữa nối bằng một lục địa rất hẹp, rất giống một cái vòng lắc khổng lồ không quy tắc mấy. Khối đại lục phía Bắc là Bắc Mỹ châu, khối đại lục phía Nam là Nam Mỹ châu.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.