Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

THUYẾT VŨ TRỤ VÀ THUYẾT BẢN THỂ

H học là sự hoàn thành của Nho học Lý học được coi là một hình thái triết học, có một hệ thống phạm trù hoàn chỉnh. Hệ thống này được thể hiện tập trung các đặc trưng cơ bản của tư duy truyền thống của Nho gia.

Nói về đặc trưng cơ bản của hệ thống này là nói về con người và giới tự nhiên, bao gồm các vấn đề quan hệ giữa chủ thể và khách thể, nhưng nói về tiến trình lô gíc của nó thì cần phải bắt đầu từ Thuyết vũ trụ. Một nhóm phạm trù lấy “lý khí” làm trung tâm, nghĩa là trình bày về Thuyết vũ trụ và Thuyết bản thể trong lý học. Đó là cơ sở, là tiền đề và là điểm xuất phát của hệ thống phạm trù lý học. Hệ thống phạm trù lý học được hình thành, trước hết bắt đầu từ đó. Sự phân hoá và diễn biến của các phái học giả khác nhau, cũng đầu tiên phát sinh từ đó. Nói một cách nghiêm túc, Thuyết Vũ trụ và Thuyết bản thể thực ra không phải là một. Thuyết bản thể trình bày vấn đề nguồn gốc của thế giới, tồn tại thứ nhất hoặc nguyên lý thứ nhất v.v…

Còn Thuyết vũ trụ thì trình bày vấn đề về sự sinh ra và phát triển của giới tự nhiên trong vũ trụ. Trong lịch sử triết học Trung Quốc, đầu tiên triết học thời Tần đã nêu lên một mô thức sơ bộ của Thuyết vũ trụ và Thuyết bản thể. Triết học thời Hán, cơ bản thuộc về Thuyết vũ trụ; (Đạo) Huyền học thời Nguy, Tấn và Phật thời Tùy, Đường, cơ bản thuộc về Thuyết bản thể. Lý học là kết hợp hai thuyết đó, đã xây dựng nên triết học vũ trụ bản thể, có hệ thống. Các nhà lý học đã nêu lên một loạt phạm trù về lý khí v.v…, không những thảo luận về giới tự nhiên trong vũ trụ phát sinh và phát triển như thế nào, mà còn đi sâu thảo luận về “nguồn gốc của vạn vật trong trời đất” tức là một loạt vấn đề về học thuyết “hình nhi thượng” như nguồn gốc, cội nguồn của thế giới v.v…

Việc nêu ra các phạm trù của “lý khí” đã đánh dấu sự phát triển thêm một bước tư duy lý luận truyền thống của Trung Quốc. Từ tiên Tần đến nay, có các phạm trù cơ bản như “Đạo”, “Lý”, “Âm dương”, “Thái cực” v.v…, nhưng vẫn chưa kết hợp với nhau từng cái một, càng chưa có hệ thống phạm trù đối ứng với nhau, liên kết với nhau. Triết học Nho gia ở tiên Tần và hai đời Hán, tuy có tác phẩm phạm trù học nổi tiếng như “Dịch truyện”, nhưng vẫn chưa tiến vào giai đoạn “hình nhi thượng” học một cách toàn diện.

Chỉ có trải qua giai đoạn phát triển của Huyền học và Phật học và qua sự phục hưng của Nho học, các phạm trù như “lý khí”, “Đạo khí”, “Thái cực âm dương” v.v… dần dần kết hợp với nhau, mới hình thành hệ thống phạm trù về thuyết vũ trụ hình nhi thượng học của nhà nho. Đầu tiên là thuyết bản thể về khí của Trương Tải, thứ đến là Thuyết bản thể về lý của Nhị Trình, cuối cùng là Chu Hy đã hoàn thành thuyết lý khí nhất, nguyên. Từ đó, phàm là vấn đề về Thuyết vũ trụ, đều lấy “lý khí” làm trung tâm, cấu thành hệ thống phạm trù. Hệ thống phạm trù triết học Trung Quốc từ đó đã bước vào một giai đoạn mới.

“Lý khí” là phạm trù cơ bản của Thuyết vũ trụ của Lý học. Nói về hàm nghĩa cơ bản của phạm trù này thì “khí” là phạm trù có tính thực thể chỉ sự tồn tại của vật chất, sau Tương Tải điểm này càng rõ ràng hơn. Khí có không gian, thời gian, thuộc tính và hình thức vận động, lấy tính liên tục, tính di man (tính tràn đầy), tính khả phân vô hạn của khí, làm đặc điểm. Có người đem khí liên hệ với “trường” hay “năng” để tiến hành nghiên cứu, có thể có một đạo lý nhất định.

“Lý” là phạm trù dạng thức biểu thị quy luật tự nhiên và phép tắc tự nhiên, có tính phổ biến và tính siêu việt, nhưng do phái Lý học đem cụ thể hoá, tuyệt đối hoá nó, nên đã biến thành sự tồn tại thực thể của “hình nhi thượng”. Song ở đây cái gọi là “sự tồn tại” trong thời gian và không gian, lại không hoàn toàn là sự tồn tại được quan niệm trên ý nghĩa của thuyết tồn tại, nó biểu hiện là quá trình lưu hành phát dục, là trạng thái động, chứ không phải là tuyệt đối tĩnh lặng. Hàm nghĩa cụ thể của nó thì bao gồm cả nội dung hai mặt “sở dĩ nhiên” và “sở đương nhiên” (tức nguyên nhân và kết quả của sự vật – ND), được coi là lý học của sự tồn tại của bản thể và đạo lý về “Cục hảo thiện” (tốt quá dẫn đến cái thiện), chứ không phải là quy luật tự nhiên thuần tuý.

Phạm trù “lý khí” sở dĩ quan trọng, là vì các nhà lý học lấy đó làm nền tảng để giải quyết vấn đề về căn nguyên của giới tự nhiên và sự phát triển của nó. Và từ đó xây dựng nên mối quan hệ giữa các phạm trù. Phái Khí học lấy lý làm nguồn gốc của thế giới, lấy “khí” làm tác dụng của lý hoặc là biểu hiện của vật chất, Phái Tâm học thống nhất “lý khí ở trong tâm”, nói về bản thể của khí, gọi là “lý”, nói về tác dụng của nó, gọi là “khí”, nhưng nói về “tâm” lại không thể tách rời lý khí. Chính vì thế, các phạm trù khác của thuyết vũ trụ trong lý học đều do “lý khí” quyết định. Từ ý nghĩa đó mà nói thì “lý khí” là phạm trù cơ bản trong toàn bộ hệ thống phạm trù lý học.

Các phạm trù “Đạo khí”, “Thái cực âm dương”, “Lý nhất phân thù”… liên hệ trực tiếp với “lý khí” đều là sự biểu hiện hay sự vận dụng của “lý khí” ở các phương diện khác nhau, ở các cấp độ khác nhau. Nói tóm lại là, các phạm trù này cùng với “lý khí” nằm trong mối quan hệ đối ứng tương hỗ, nhưng do các phạm trù đó chiếm địa vị khác nhau trong các hệ thống và quan hệ khác nhau, do đó mà có hàm nghĩa không giống nhau, thậm chí trong cùng một hệ thống, cùng một phạm trù cùng có thể có hàm nghĩa khác nhau. Điều đó đã xuất hiện tĩnh đa dạng, tính đa nghĩa và tính tương đối của phạm trù.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x