
Hitler Và Các Danh Tướng Đức Quốc Xã – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Hitler Và Các Danh Tướng Đức Quốc Xã của tác giả Raymond Carter mời bạn thưởng thức.
Những tài liệu và lời cung khai trong vụ Nuremberg đã cho thấy Hitler đã nghĩ về mình thế nào thì cũng cho thấy ông đã nghĩ gì về thế giới. Những tài liệu và chứng ngôn đó đã cho thấy cách thức nhà độc tài xét đoán, nghiên cứu các Đồng minh và đối phương, và ông đã làm lỡ những dịp may chiến thắng như thế nào.
Trước hết ông có một ý niệm bao la về nước Đức. Đối với một trí óc như trí óc của ông, mà xét đoán, so sánh nào cũng kết cục, bằng những danh từ quân sự, thì giá trị chiến tranh của dân tộc Đức là ở trên hết.
Ông nói :
“Không những chúng ta đông người nhứt, mà cá nhân mỗi người chúng ta cũng tốt nhứt, giỏi nhứt. Bất cứ người bộ binh Đức nào đều hơn bất cứ tên lính bộ binh nào của Pháp. Cuộc bại trận hồi 1918 chỉ là một tai nạn mà Hitler bảo là hậu quả của sự nhu nhược và ngu xuẩn của chế độ hoàng gia. Ông chẳng bao giờ nói đến Guillaumell và những nhân vật chính trị của ông ta, “những tên ba láp”, mà không nhếch mép tỏ vẻ khinh bỉ. Nhưng nước Đức, tăng cường bằng Hitler, có thể đủ khả năng chiến thắng hoàn cầu.
Ông coi những thế lực phụ Âu châu như không có hay gần như không có, kể cả Ba Lan.
Ngày 12 tháng 4 năm 1939 ông nói với Bá tước Ciano (tài liệu số 1871 P.S. : “Quân đội Ba Lan chỉ có vài sư đoàn để biểu diễn và một đám quân yếu kém. Cuộc phòng thủ chống chiến xa và chống máy bay không đáng kể, và cả Pháp lẫn Anh đều không thể giúp gì Ba Lan về phương diện đó. Cũng cần phải xét đến cơ cấu quốc gia Ba Lan nữa. Trong số 31 triệu dân, 2 triệu rưỡi là người Đức, 4 triệu là người Do Thái và 9 triệu là người Ukraine. Trải ngược với những tay cuồng nhiệt ở Varsovie, dân tộc Ba Lan, nói chung, lãnh đạm và vô tình”.
Hitler nghi ngờ Nhựt Bổn. Ông nói : “Không nên trông cậy vào Nhựt quá. Cần phải đề phòng sự phản bội của Nhựt”. Ông chỉ có một chút tin tưởng giới hạn nơi phẩm chất của quân đội Nhựt, ông đã khuyên Nhựt tấn công Tân Gia Ba. Ồng còn nói : “Nhựt Hoàng là một người nhu nhược, không có uy quyền và không quyết đoán, chẳng khác gì vị Nga Hoàng cuối cùng, và có thể sẽ chịu chung số phận”.
Ông quá trọng nước Ý. Người ta sẽ thấy tại sao, và những hậu quả của sự lầm lẫn đó khốc hại như thế nào.
Ông không đám khinh thường thế lực của Nga. Trái lại, đất đai rộng lớn và quyền lợi to tác của Nga khiến ông cảm kích. Nhiều phen ông đã nói: “Mối nguy chính ở trong cái khối (người và đất khổng lồ của Nga”. Ông đã hiểu rất rõ : cái lợi thế của Nga trong sự chống trả các trận không chiến là khoảng cách và sự rải rác của các mục tiêu. Ngược lại, ông sợ một cuộc tấn công ồ ạt bằng không quân xuống các nhà máy và thành phổ san sát ở Trung Âu, nhứt là xuống Bá Linh và những kho dầu hỏa của Lỗ Ma Ni. Ông nói: “Nếu chỉ có Lục quân thì Nga không đáng sợ lắm, nhưng còn Không quân thì đó là mối nguy càng ngày càng lớn”.
Nhưng, Hitler để thế lực Nga cho tương lai. Năm 1937, Staline loại bỏ Thống chế Toukhatchevsky, vì ông này âm mưu với Đức, và cũng thanh toán luôn hàng trăm Tướng tá khác 4. Do đó Hitler kết luận là Hồng quân đang bị khủng hoảng. Ông đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần : “Nga còn bất lực mấy năm nữa”.
Còn Pháp thì Hitler tin là yếu vô cùng.
Ông quan sát những biến động trong nước, ghi nhận sự tiến bộ của cộng sản. Ông đã theo dõi với một sự vui mừng đầy oản ghét cơn khủng hoảng xã hội kẻo dài vào năm 1936, những cuộc đình công tiếp diễn, và những cuộc chiếm đóng các nhà máy. Ông thấy các đảng xâu xé nhau, các chính phủ suy sụp. Ổng đã nói tiên tri: “Nước Pháp đang đi tới cách mạng”.
Ông biết sự suy yếu của quân đội Pháp hơn các tướng lãnh của ông nhiều, ông nhấn mạnh cuộc khủng hơảng quân số tiếp theo những “lớp lính trống”, và sự giảm sút sinh đẻ. Ông cũng biết sự trì trệ và già nua của Không quân Pháp. Ông cũng biết sự sa sút tinh thần của Bộ tham mưu, sự thắng thế của một chiến lược thụ động, trái ngược hẳn chiến lược mà ông bắt các tướng lãnh dưới quyền phải theo. Ông nỏi : “Nước Pháp đã để Lục quân suy đồi, chỉ có Hải quân là được canh tân”.
Ngoài ra, Hitler ước lượng là nước Pháp đã mất sự tự trị trong chính sách quốc tế và đã trở thành một lực lượng phụ thuộc.
Goering đã thuật lại: “Fuhrer đã thường nói là nước Pháp sẽ không bao giờ làm gì mà không có phép của nước Anh và Ba Lê đã trở thành một chi nhánh ngoại giao của Luân Đôn. Do đó chỉ cần thương lượng với Anh là có thể giải quyết mọi việc ở phía Tây”.
Hitler đã nghĩ gì về nước Anh mà ông coi trọng đến thế ?
Ông rất trọng dân tộc Anh. Đã nhiều lần ông nói – đáng kể là vào ngày 5-11-1937 (tài liệu 1871 P.S. : “Dân Anh dẻo dai, can đảm, kiên trì. Đó là một đối thủ nguy hiểm, nhứt là trong thế thủ. Họ có ý thức tổ chức, thích mạo hiểm và nguy hiểm. Đó là một dân tộc Nhật Nhĩ Man, mang những đức tính của dòng máu chúng ta”.
Các phiên tòa ờ Nuremberg đã chứng minh rằng Hitler trung thành với những nguyên lý của cuốn “Mein Kampf” đã tìm cách kéo dài không đụng tới mặt trận Anh. Goering nỏi: “Fuhrer đã cố gắng nhiều nhất trong năm 1936 để đạt được một thỏa hiệp với Anh”.
Ribbentrop thuật lại câu chuyện sau đây :
“Vào khoảng tháng hai hay thảng ba năm 1933, trong câu chuyện đầu tiên về chính trị với ông, Hitler bảo tôi : “Ribbentrop này, yếu tố chính của nền chính trị Âu Châu là tình hữu nghị Anh-Đức”. Tôi gặp ông lần cuối cùng vào tháng Tư năm 1945, một tuần trước khi ông chết dưới hầm trú ẩn của ông ở Bá Linh, ông đã nhắc lại nguyên văn những lời nỏi trên và thêm : “Vậy anh hãy xem có cách nào làm một cái gì đề dàn xếp với người Anh không ?”
Hitler, theo Jodl, đã sẵn sàng hòa với nưởc Anh trên sỏi cát của Dunkerque. Ông còn sẵn sàng hòa với nước Anh ngay trên điêu tàn của Bá Linh !
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.