
Hồ Cẩm Đào – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Hồ Cẩm Đào cởi mở tấm lòng với bạn học: “Hy vọng mọi người nghe được đánh giá gì về tôi, có ý kiến gì và kiến nghị gì với tôi, bao gồm cả những gì gay gắt nhất, khó nghe nhất, đừng ngại gọi điện thoại cho tôi, viết thư cho tôi, nhắc nhở tôi một chút. Như thế có lợi cho tôi, cũng là có trách nhiệm với đất nước, có trách nhiệm với Đảng, có trách nhiệm với nhân dân.”
Năm 1999, trường Đại học Thanh Hoa long trọng tổ chức kỷ niệm lần thứ 90 ngày thành lập trường, cùng ngày hôm kỷ niệm, thì các bạn học của khoa thủy lợi của Đại học Thanh Hoa cũng cùng nhau tổ chức gặp mặt. Lúc này, Hồ Cẩm Đào đã là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch Quân ủy, với danh nghĩa là sinh viên tốt nghiệp bình thường của khoa thủy lợi, ông cười tươi tắn đến giữa các bạn bè cũ.
Các bạn học tóc đã điểm bạc ngồi quây quần lại với nhau, vẫn thân thiết gọi ông là “Tiểu Hồ” hoặc “Cẩm Đào” giống như hơn 30 năm trước vậy. Hồ Cẩm Đào là “em út” khi còn học ở trường Đại học Thanh Hoa, các bạn cùng lớp đều lớn tuổi hơn ông. Ông không những trẻ, mà vóc dáng cũng tương đối thấp, vì vậy ban đầu mọi người đều coi ông như người em trai vậy. Vì thế khi gặp gỡ, ngoài lãnh đạo trường gọi ông bằng chức danh mà ông có, các bạn học cũ khác đều gọi trực tiếp họ hoặc tên của ông.
Các bạn học cùng lớp của Hồ Cẩm Đào nhớ lại nói, hồi trẻ ông rất hay cười, trước khi mở miệng ra nói cũng cười trước, luôn gây cho người khác cảm giác cười tít mắt lại. Đến nay, đối với những người bạn học cũ của Hồ Cẩm Đào mà nói, cảm giác “cười tít mắt” này của ông đã biến thành “không kênh kiệu”.
Cách xưng hô thân thiết của các bạn học đã khiến cho Hồ Cẩm Đào dễ tìm được cảm giác năm xưa, vì vậy hôm đó ông tỏ ra hết sức thoải mái. Ông không hề kênh kiệu, còn hỏi thăm, bắt tay, chụp ảnh cười rất tươi với mọi người. Trong khi nói chuyện, điều mà ông quan tâm áy náy nhất là những người bạn học cũ còn làm việc trong hệ thống thuỷ lợi không đến dự cuộc gặp mặt được. Thỉnh thoảng ông lại hỏi: Bạn X giờ vẫn còn ở đó à? Bạn Y bây giờ thế nào rồi? Ông nhớ rõ tên của từng người bạn học nay làm việc ở biên cương.
Bị cuốn hút bởi bầu không khí thoải mái không câu nệ này, khi Hồ Cẩm Đào nhận lời mời phát biểu với các bạn học cùng trường, hoàn toàn không thấy những câu nói chính thức thường thấy trong các bản tin của Tân Hoa xã trước đây, lời nói mộc mạc và đầy tình cảm. Đặc biệt là đoạn đề nghị khi kết thúc bài nói chuyện, chắc chắn đã bộc lộ thẳng thắn một tình cảm thật nào đó của Hồ Cẩm Đào.
Ông nói: “Cuối cùng, tôi xin đưa ra một lời đề nghị với các bạn, hy vọng mọi người nghe thấy đánh giá gì về tôi, có ý kiến và kiến nghị gì, kể cả những gì gay gắt nhất, khó nghe nhất, đừng ngại gọi điện thoại cho tôi, viết thư cho tôi, nhắc nhở tôi một chút. Như thế có lợi cho tôi, cũng là có trách nhiệm với đất nước, có trách nhiệm với Đảng, có trách nhiệm với nhân dân. Hãy để chúng ta cùng cố gắng, có những đóng góp mới cho đất nước cho nhân dân”.
Lời đề nghị như vậy, đối với một người ở vào vị trí nhạy cảm chính trị, lời nói hết sức thận trọng như Hồ Cẩm Đào lúc đó mà nói, quả thực là không phải tầm thường. Hồ Cẩm Đào muốn nghe được cho dù là những lời phê bình và ý kiến “gay gắt nhất, khó nghe nhất”, xem ra không phải là giả tình giả nghĩa gì. Đến được vị trí đó của ông, nếu như không phải là người thật quen thân, bạn bè thực thụ, có ai dám tường thuật lại y nguyên những lời đánh giá và ý kiến trong dân chúng ngoài xã hội? Hồ Cẩm Đào cũng biết rõ điểm này, vì vậy muốn qua chỗ các bạn học nghe được tiếng nói chân thực.
Hồ Cẩm Đào đã có khi nào nói những lời lẽ tình cảm chân thật như vậy chưa? Cũng chỉ có với các bạn học cũ của trường Đại học Thanh Hoa, Hồ Cẩm Đào mới chịu cởi mở tấm lòng của mình ra như vậy. Ông không hề né tránh đem biểu hiện của cá nhân mình sánh ngang với đất nước, với Đảng, với nhân dân, có thể thấy từ đáy sâu lòng mình Hồ Cẩm Đào đã có tiêu chuẩn rất cao đối với mình.
Hôm đó, Hồ Cẩm Đào đem theo vợ ông Lưu Vĩnh Thanh cùng tới tham gia ngày hội trường và cuộc gặp của khoa, vì phu nhân của ông cũng là sinh viên tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, cùng khoa cùng lớp với ông. Đại học Thanh Hoa vừa là nơi học tập của hai người họ, cũng là vườn yêu của vợ chồng họ, vì vậy nơi đó để lại cho vợ chồng họ ký ức và giá trị có lẽ vượt trên tất cả những sinh viên trường Đại học Thanh Hoa bình thường khác.
Người viết có trong tay bức ảnh Hồ Cẩm Đào chụp chung với các bạn cùng lớp vào năm 1963, nền bức ảnh là hội trường có mái tròn kiểu châu Âu nổi tiếng của trường Đại học Thanh Hoa. Khi ấy Hồ Cẩm Đào còn chưa đến 21 tuổi, đang học năm thứ tư khoa thủy lợi. Ông đứng giữa các bạn học, mặt nở nụ cười tinh nghịch, trong đó tay của một người bạn còn đặt lên trên vai ông. Trong số cả 32 bạn học, Hồ Cẩm Đào cười tươi tắn rạng rỡ nhất.
Sắc thái cố định của Hồ Cẩm Đào từ gần 40 năm trước, đã khác rất nhiều so với Hồ Cẩm Đào mà chúng ta ngày nay thấy được trên tivi và trên báo chí, có thể hình dung bằng “như hai người khác nhau”. Thế nhưng, xuất hiện trong cùng một bức ảnh, phu nhân của ông Lưu Vĩnh Thanh lại có biểu cảm không khác mấy so với bây giờ, vẫn nét mặt đầy nghiêm túc.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.