Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Trải qua một cuộc bê dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (Nguyễn Du)

Ngày 25 tháng 3-1954, chính phủ Pháp cử Tổng tham mưu trưởng quân đội, tướng Paul Ely, đi Washington đế cầu cứu Hoa Kỳ can thiệp bằng không lực vào chiến trường Đông Dương, đồng thời gấp rút tiếp viện đoàn quân viễn chinh Pháp với phương tiện đê đương đằu với lực lượng của Việt Minh được Trung Cộng yểm trợ đang thao túng tiền đồn Điện Biên Phủ. Tổng thống Eisenhower từ chối. Điện Biên Phủ thắt thủ và chiến tranh Đông Dương thứ nhất đã chấm dứt.

Đũng hai mươi mốt năm sau, cũng cùng ngày đó (25 tháng 3-1975), chính phủ Việt Nam Cộng hòa gứi một mật thư — do chính tác giả soạn thảo — tới Tòa Bạch Cung đề yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp với pháo đài bay B-52, cũng như gấp rút gửi quân-viện giúp ngăn chận những đoàn quân Bắc Việtđang cùng với xe tăng T-54 của Nga Xô tràn qua sông Thạch Hãn. Tổng Thống Ford làm ngơ; Đà Năng thất thủ và chiến tranh Đông Dương thứ hai đã chấm dứt.

Trong hai cuộc chiến đã có nhiều điểm giống nhau, nhiều điểm tương tự. Nhưng điểm trùng hợp quan trọng nhất đã là vai trò chủ yếu của Hoa Kỳ tại chiến trường Việt Nam. Người Pháp đã không thể chiến đẩu tại Đông Dương trong những năm 1950-1954 nếu không có Hoa Kỳ yểm trợ tới 75 phần trăm ngân sách chiến tranh của họ. Nước Việt Nam Cộng Hòa đã không thể thành lập và kéo dài được trên 20 năm nếu Hoa Kỳ không giúp Thủ tướng Ngô Đình Diệm ổn định tình hình miền Nam sau khi quân đội Pháp đã rút, để thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa, rồi sau đó yểm trợ những chính phủ kế tiếp của Đệ Nhị Cộng Hòa. Thế nhưng, cũng vì vậy mà miền Nam đã phải hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào Hoa Kỳ, cả về kinh tế lẫn quân sự. Sở dĩ có sự lệ thuộc đó, một phần lớn cũng là do tính chất của cuộc chiến: Bắc Việtđược Trung Cộng và Nga Xô tối đa yểm trợ. Đặc biệt là vai trỏ của Nga Xô trong những năm cuối cùng. Sự yểm trợ đó còn kéo dài tới ngày nay, và Việt Nam đã lọt hân vào qũy đạo của Xô Viết.

Sau hai mươi năm chiến tranh, với một số tổn thắt là một triệu rưởi người (8 phần tràm dân số), trong đó có một nửa triệu tử thương, nước Việt Nam Cộng hòa đã sụp đổ. Đòng ruộng bỏ trống, xóm làng tan hoang! Người ra đi đầy nước mắt, kẻ ở lại tù đầy, tang tóc.

Quốc Gia hưng vong Thấi phu hữu trách!

Nhân dân miền Nam đã phải trả một giá quá đắt cho những sự yếu kém, tham nhũng, và lầm lỗi của một số các nhà lãnh đạo. cũng như những chia rẽ, hiềm khích và thiếu cố gắng của chính họ. Tất cả những trách nhiệm đó, và những vấn đê nội bộ của Việt Nam, chắc chắn sẽ được lịch stỉ phê phán minh bạch và đúng mức mà không ai có thể trốn thoát trách nhiệm của mình.

Nhưng còn những yếu tố ngoại lai?

Vì một tình cờ ljch sứ, kẻ viết cuốn sách này đã được chứng kiến những gì xẩy ra ở đằng sau hậu trường bang giao Việt-Mỹ trong những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, trên cương vị một người làm việc tại Dinh Độc Lập, bên trong nội các, và đã tham dự những cuộc họp tối cao Việt-Mỹ.

Tập hồ sơ mật mà Tổng Thống Thiệu đã giữ kín trong phòng riêng của Ông tại lầu ba Dinh Độc Lập sau cùng đã được trao cho tác giả hai tháng trước khi mất nước. Với con mắt một chuyên viên đã quen thuộc với tinh thần dân chủ và cởi mở của Hoa Kỳ, chúng tôi đã hét sức bỡ ngỡ khi đọc toàn bộ những tài liệu trong hồ sơ này.

Chúng tôi đã rắt tiếc là không được biết nó sớm hơn để hy vọng có thể khai thác một cảch hữu hiệu trong nỗ lực cầu viện. Hồ sơ đỏ, néu không được cứu vớt thì đã bị tan biến theo mây khói, và một số chứng cớ lịch sử quan trọng sẽ không bao giờ được tiết lộ. Hồ sơ cho ta những dữ kiện chính yếu để hiểu biết chính sách của Hoa Kỳ đối với chúng ta trong suốt 5 năm cho tới buổi hoàng hôn của nền Cộng Hòa.

Dựa vào những dữ kiện đố, cùng với những kinh nghiệm bản thân, chúng tôi đã bỏ ra 10 năm trời đễ nghiên cứu và sau đó, cùng với Jerrold Schecter đào sâu vấn đề cũng như đễ có thề phỏng vắn tất cả các nhân vật liên hê cả Việt lẫn Mỹ, đặc biệt là Tổng Thống Thiệu, Tổng Thống Ford, Tiến sĩ Kissinger, các Tổng trưởng Quốc Phòng Laịrd, Richardson, Schlesinger, Ngoại trưởng Haig, các viên chức cao cấp của C1A và hoàn thành cuốn sách. Tổng Thống Nixon đã từ chối cuộc phỏng vấn vì lý do sức khỏe.

Để kỷ niệm đúng một “Giáp” là 12 nám phải xa lìa quê hương, chúng tôi xin trình bày cùng độc giả kết quả của công cuộc nghiên cứu đó và xin cùng đồng bào soi sáng cho công luận thế giới một số sự thật mà tử trước tới nay đã bị che dấu.

Đối với cá nhân chúng tôi, “Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập” được soạn thảo với một giới hạn rất rõ rệt: nó chỉ hướng về mối tương quan Mỹ-Việt — ở thượng cấp — dưới thời đại của Tổng Thống Nixon và Ford về phía Mỹ và Tổng Thống Thiệu về phía Việt Nam. Và như vậy, nó không có tham vọng đề cập một cách sâu rộng tới các vấn đề chính trị nội bộ của Việt Nam Cộng hòa, một địa hạt mà tác giả không có khả năng để phân tích và bình luận.

Trong những năm tranh đấu giữa các môi trường đại học cả ở Việt Nam lẫn Hoa Kỳ, cũng như trong những năm liên lạc với Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa bằng thư tín rồi tới những năm làm Phụ-tá Kinh-tế tại Phủ Tổng Thống và Tổng-trưởng Kế-hoạch, chúng tôi đã hoàn toàn giữ vai trò của một chuyên viên kinh tế, và một phần nào, chuyên viên về Hoa Kỳ đổ đóng góp một viên gạch cho công cuộc xây dựng đất nước, yểm trợ cho những chiến sĩ cầm súng tại chiến trường.

Viết cuốn sách này, chúng tôi có hai mục đích rõ rệt: đó là làm cho dân chúng Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về cuộc chiến Việt Nam và nhận thức được một lý do quan trọng trong những lý do đưa tới sự sụp đổ của miền Nam. Bởi vậy cuốn The Palace File đã được xuất bản hồi tháng 11, 1986. Hy vọng rằng danh dự của Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là của những chiến sĩ đã hy sinh tranh đấu sẽ được vãn hồi một phần nào trước con mắt khắt khe của công luận quốc tế. Hiểu rõ những oan ức của Việt Nam Cộng hòa cũng sẽ làm cho nhân dân Hoa Kỳ bớt đặt vấn đề với chúng ta là đã di cư sang đây để ăn nhờ ở đậu. Nếu được khai thác đúng mức, nó sẽ còn có thể gây được thiện cảm giúp chúng ta tranh đấu cho những đồng bào còn bị tù đằy gian khổ và yểm trợ cho vẩn đề đoàn tụ gia đình của thân nhân chúng ta.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x