
Hoàng Đế – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Hoàng Đế của tác giả Ryszard Kapuściński mời bạn thưởng thức.
Hoàng đế bắt đầu một ngày mới của mình bằng việc nghe báo cáo tình hình. Đêm là khoảng thời gian rất nguy hiểm để phát sinh các âm mưu đen tối, cho nên hoàng đế Hajle Sellasje biết rất rõ rằng những gì xảy ra vào ban đêm quan trọng hon nhiều so với những gì diễn ra vào ban ngày, vì ban ngày các quan lại dưới trướng đều nằm trong tầm mắt, còn ban đêm chuyện đó lại vượt quá khả năng của ngài. Cũng chính vì lí do đó mà ngài rất coi trọng các báo cáo buổi sáng do các quan thực hiện. Ở đây tôi xin mở ngoặc nói thêm một chi tiết: hoàng đế đáng kính của chúng tôi không có thói quen đọc. Đối với ngài, khái niệm ngôn từ được viết hoặc in ra là không tồn tại, cho nên tất cả mọi cái đều phải báo cáo miệng. Chúa thượng của chúng tôi không học hành gì, ông thầy duy nhất của người – tất nhiên trong thời thơ âu – là một người Pháp, mục sư Jerome, sau này là giám mục giáo phận Harar và là bạn của nhà thơ Arthur Rimbaud.
Nhà tu hành này đã không kịp nhồi vào đầu đức vua thói quen đọc sách từ hồi bé, còn sau này thì mọi chuyện trở nên khó khăn hơn nhiều, bởi một lý do đơn giản là Hajle Sellasje ngay ở tuổi thiếu niên đã giữ chức vụ cao sang và đầy trọng trách, cho nên người chăng có thời gian mà đọc cái gì cho hệ thống. Nhưng tôi cho rằng quan trọng không chỉ là vấn đế thiếu thời gian hay không có thói quen. Thói quen nghe báo cáo miệng cũng có mặt tốt của nó là khi cần thiết, hoàng đế có thể tuyên bố với bàn dân thiên hạ rằng viên quan này hay viên quan nọ đã báo cáo với người về một sự kiện khác hoàn toàn với sự kiện đã xảy ra và viên quan đó lại không thể chối cãi được vì làm gì có chứng cứ trên giấy trắng mực đen. Cho nên hoàng đế thu nhận từ những người dưới quyền không phải những cái do họ báo cáo mà những cái, theo ý ngài, cần phải được báo cáo. Chúa thượng có quan điểm riêng của mình và người điều chỉnh nó nhờ tất cả những tín hiệu thu thập từ xung quanh. Tương tự như vậy đối với chuyện viết lách. Hoàng đế khả kính của chúng tôi không chỉ không tận dụng kỹ năng đọc mà người còn chưa bao giờ viết và chẳng có cái gì do đích thân người ký. Mặc dù đã trị vì suốt nửa thế kỷ, ngay cả những người thân cận nhất cũng chưa bao giờ biết chữ ký của hoàng đế mặt ngang mũi dọc ra sao.
Trong các buổi thiết triều, bên cạnh hoàng đế bao giờ cũng có vị quan đại thần luôn lo chuyện ghi chép. Ông ta cắm cúi ghi ghi chép chép mọi chỉ thị, mệnh lệnh ban bố của nhà vua. Nhưng tôi lại phải giải thích thêm là trong các buổi thiết triều, hoàng đế nói vô cùng nhỏ nhẹ, hầu như chỉ thấy đôi môi người mấp máy. Viên quan chịu trách nhiệm ghi chép, tuy đứng cách ngai vàng có nửa bước chân, vẫn phải ghé sát tai vào miệng vua, như người ta ghé sát micro vào miệng diễn giả, mói có thể nghe được và ghi chép lại quyết định của ngài. Cần nói thêm là lời lẽ của hoàng đế nói chung rất không rõ ràng và luôn tôi nghĩa, nhất là khi người không muốn bày tỏ quan điểm nhất quán về vân đế mà tình huống đòi hỏi phải đưa ra chính kiến. Nhưng mặt khác cũng cần phải khâm phục sự khéo léo của đức vua. Khi được quan đại thần hỏi về quyết định của mình, đức vua không nói thẳng tuột ra mà cất tiếng thầm thì đến mức chỉ đủ đến tai ông ta khi một tai ông giống như cái micro ghé sát miệng vua.
Viên quan này ghi lại mấy lời vừa cụt lủn vừa mù mờ, phát ra một cách lí nhí đó. Vấn đề còn lại là chuyện phân tích như thế nào nội dung các câu nói của đức vua, mà điều này thì phụ thuộc vào “tài thao lược” của viên quan phụ trách ghi chép, người đem đến cho quyết định của hoàng đế một hình thức văn bản và chuyển cho các cấp dưới quyền. Người đứng đầu “bộ ghi chép” là người được hoàng đế tin cậy nhất và có quyền lực tối cao. Từ những ngôn từ phải suy đoán mãi mới hiểu ra được của đức vua, viên quan có nhiệm vụ ghi chép có thể sắp xếp cho chúng thành những quyết định với nội dung tùy ý. Nếu các bước đi của hoàng đế tỏ rõ sự anh minh, đi vào lòng người thì sẽ có thêm một bằng chứng nữa về trí tuệ không bao giờ nhầm lẫn của ngài. Nhưng chẳng may đâu đó giữa không trung hay từ những xó xỉnh xa xôi nào đó vọng đến tai đức vua những xì xầm về sự oán giận của lòng dân thì đức vua đại trí có thể đổ tất cả mọi tội lỗi lên đầu người thảo ra sắc lệnh.
Viên quan đại thần này là nhân vật bị căm ghét nhất trong hoàng cung, bởi vì những quyết định thể hiện sự thông thái và tâm lòng cao cả của đức vua thì ít, còn những sắc lệnh độc địa, không được lòng dân thì không sao kể xiết. Sự thật thì trong đám quần thần đã có lời xì xầm thắc mắc về chuyện tại sao hoàng đế Hajle Sellasje không thay viên quan chuyên ghi chép đi, nhưng đã thành thông lệ là trong hoàng cung các câu hỏi chỉ được đưa ra theo nguyên tắc từ trên xuống dưới chứ không bao giờ theo chiều ngược lại. Đúng vào lần đầu tiên người ta lớn tiếng nêu câu hỏi theo chiều ngược lại so với cái chiều vẫn diễn ra từ trước đến nay thì đó là dấu hiệu rằng một cuộc cách mạng đã diễn ra. Tôi đang tránh nói đến tương lai cho nên tôi phải quay lại với thời điểm buổi sáng khi trên các bậc cầu thang xuất hiện bóng dáng đức vua khả kính, lúc người bắt đầu cuộc bách bộ sáng sớm.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.