Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Bốn Trích đoạn đầu của cuốn sách này là các tư liệu ngắn lượm lặt qua vài thế kỷ kể từ thời Khổng Tử, chủ yếu có ý nghĩa lịch sử qua những lời đề cập đến hội họa của chúng. Trích đoạn 9 có một câu chuyện đầu đuôi rõ ràng hơn và đề cập đến giai đoạn từ thượng cổ đến năm 841 sau Công Lịch, được tiếp nối trong Trích đoạn 12, là Trích đoạn về giai đoạn từ năm 689 đến năm 1074.

Thể loại tranh chân dung ngự trị phần lớn giai đoạn từ đầu đến tận thời nhà Đường. Cùng với việc Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, giai đoạn các thế kỷ thứ 4, 5, và 6 chứng kiến bước tiến mạnh mẽ của các tác phẩm có ý tưởng tôn giáo, với rất nhiều tượng đá ở Vân Cương và Long Môn, cũng như vô vàn các tác phẩm bích họa, hầu hết có đề tài tôn giáo, trong các hang động Đôn Hoàng. Tào Bát Hưng (thế kỷ 3) và Trương Tăng Dụ (thế kỷ 4) được lịch sử Trung Quốc coi là những nghệ sỹ đầu tiên chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo (Hindu). Người ta tin rằng họ Trương là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật dùng các mảng mực đậm nhạt và rất ít dùng đường viền trong các bức tranh được gọi là “vô cốt họa” của ông (không cần dựng hình bằng nét viền, cũng như là không cần xương cốt cho bức tranh – ND).

Kỹ thuật dùng các mảng mực đậm nhạt này được truyền lại qua nhiều thế kỷ trong thể loại “điểu thú” – tranh vẽ chim và thú vật – của các họa sỹ trong Hàn Lâm Viện Hội Họa, cũng như trong cái gọi là phong cách Bắc Phái của họa sỹ Lý Tư Huấn. Trong khi đó, Nam Phái lại khởi sự và duy trì kỹ thuật dùng những nét bút mạnh nhẹ khô ướt khác nhau để mô tả chất liệu của vạn vật. Nhờ vào quá trình hoàn thiện của thư pháp, các nghệ sỹ ngày càng quen với các kỹ thuật đi bút và yếu tố bút pháp thể hiện qua những đường nét có tiết tấu đã trở thành một đặc tính quan trọng hàng đầu của Nam Phái nói riêng và của hầu hết hội họa Trung Quốc nói chung. Người ta say mê luyện bút, tập trung vào hai loại nét là nét viền và nét mô tả chất liệu trên bề mặt của sự vật. Kỹ thuật mô tả sáng tối theo kiểu phương Tây phải mãi đến Mễ Phi mới được thử nghiệm (thế kỷ 11).

Vì vậy mà tranh Trung Quốc ngày xưa có những nét mô tả núi non và đá tảng trông rất không hiện thực trong con mắt của người xem hiện tại. Tâm lý nệ truyền thống, sùng bái “cổ pháp”, đã ngăn trở sự phát triển của những yếu tố độc đáo và mới lạ. Chỉ vì thầy Đổng Nguyên chấm những chấm nhỏ dọc đường viền mô tả các đỉnh núi, mọi người ai cũng bắt chước thầy, và núi non trong các tranh phong cảnh Trung Quốc đều có những chấm nhỏ trên đỉnh như thế trong một thời kì rất dài – một tình trạng bế tắc và sai lầm hiển nhiên. Cho nên khi Mễ Phi tuyên bố “các đỉnh núi của Đổng Nguyên không đẹp,” và “núi của họ Đổng thật thô thiển”, thì đó là những tuyên bố có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử hội họa Trung Quốc.

Trong gần 300 năm (317 đến 588), Trung Quốc bị phân chia Nam-Bắc do miền Bắc bị các bộ tộc ngoại lai xâm lược. Thời kì từ năm 386 đến năm 588 thường được gọi là thời Nam Bắc Triều. Có thể nói như một qui luật rằng ở Trung Quốc, nghệ thuật thường phát triển mạnh mẽ vào thời loạn. Trong một số trường hợp, có thể nghĩ rằng có lẽ tâm lí tuyệt vọng đối với tình hình chính trị hiện hành đã khiến con người ta quay sang dồn hết tâm lực sáng tạo cho nghệ thuật.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x