Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Hồi Ức Chiến Trường K Có Một Thời Như Thế của tác giả Võ Minh mời bạn thưởng thức.

VÀO TRẬN

Võ Minh được bổ sung làm liên lạc đại đội 3, tiểu đội 8. Cả đơn vị tiếp tục hành quân về rừng chuối Ôrăngâu của Campuchia, nghỉ ở đây một tháng chuẩn bị cho trận đánh lớn nằm trong chiến dịch lớn toàn miền. Một chiều, ông và Hồng rủ nhau ra bãi sắn, bị các anh biết được nên trên đường đã đóng giả thành trạm trưởng, tổ chức “trấn lột” sắn của hai người. Đêm ấy, mọi người được một tràng cười.

Nhận lệnh đánh chiếm căn cứ Thiện Ngôn – Xa Mát, giải phóng khu vực đường 22 thuộc Tây Ninh, trung đoàn rút khỏi rừng hành quân về Việt Nam. Hoạt động di chuyển chỉ có thể thực hiện vào ban đêm vì ban ngày máy bay trinh sát rà soát, thấy bất thường sẽ bắn pháo hiệu cho máy bay A37 ném bom. Nhiều chiến sĩ đã hi sinh, riêng trung đoàn trưởng không thể chỉ huy trận mở màn vì mất một cánh tay.

Sau khi đào công sự chuẩn bị sẵn sàng, khoảng 7 giờ sáng ngày 2/4/1972, quân ta giành thắng lợi rực rỡ, tiêu diệt một đại đội biệt kích địch. Song niềm vui không kéo dài lâu vì ngay sau đó loạt đạn pháo, bom liên tục dội xuống trận địa liên tục suốt 30 phút. Bộ đội ta đáp trả bằng những quả đạn cối 60, quân địch hoàn toàn bị khống chế, song đạn pháo từ các cứ điểm xung quanh vẫn đều đặn dội đến. Trải qua một ngày chiếu đấu ác liệt, mọi người biết đồng đội vẫn bình an, ôm chầm lấy nhau khóc. Anh Tài nuôi quân nhiều lần bật khóc khi thấy bom đạn địch dội ác liệt vào đội hình chốt giữ của đại đội.

Hôm sau cuộc chiến lắng xuống nhiều do chiến dịch của ta diễn ra trên toàn miền Nam khiến hỏa lực địch bị phân tán. Cứ điểm Xa Mát được giải phóng, bàn giao cho tiểu đoàn khác. Võ Minh cùng tiểu đoàn 8 được lệnh phục kích địch rút chạy trên đường 22, gần cứ điểm Thiện Ngôn – Tân Biên. Sáng sớm, địch rải mìn, quân ta bắn trả, tiếp đó là loạt đạn pháo dội xuống, rồi theo sau là đợt rải bom của máy bay A37. Rất may cả hai đợt đều không có thương vong. Quân Sài Gòn điều thêm xe tăng và bộ binh. Trận đánh này khiến năm người hy sinh và nhiều người khác bị thương do mảnh đạn pháo găm vào. Đêm đến, hai bên ngừng bắn, mọi người xúc động ôm chầm lấy nhau sau ngày chiến đấu ác liệt.

Ngày kế tiếp, quân ta nhanh chóng làm chủ hoàn toàn trận địa. Thị trấn Tân Biên hoàn toàn giải phóng. Đơn vị tiếp tục hành quân đến Thiện Ngôn. Đại đội vượt sông Vàm Cỏ Đông an toàn đến làng (phum/sóc) của người Campuchia. Người dân trìu mến, hiếu khách đã cho đại đội ở qua đêm, thiết đãi ăn uống. Sau khi đi thực địa, lệnh tấn công được phát đi vào đêm. Địch bị bất ngờ ban đầu song phản ứng lại rất dữ dội nhưng không thắng nổi đạn cối của ta. Thắng lợi, quân ta bàn giao lại chốt cho bộ đội Campuchia. Trong trận tiếp theo khu vực thị trấn Chi Phu, Lò Xúp được giải phóng và bàn giao. Song quân số đại đội ngày càng giảm, từ 82 giờ chỉ còn chưa tới 60.

Trung đoàn tiếp tục hành quân về biên giới gần Tây Ninh. Ban chỉ huy trung đoàn và đại đội có sự thay đổi. Trận tiếp theo ở Rừng Dừa. Quân ta xâm nhập vào ấp chiến lược, địa hình nơi đây rất khó khăn cho việc vận động và quan sát mục tiêu. Võ Minh giữ nhiệm vụ liên lạc. Đến chiều, xạ thủ của ta tiêu diệt hai lô cốt là trọng điểm hỏa lực của địch nên chúng phản kháng yếu dần. Máy bay địch liền sau đó ném bom dữ dội. Vì một sự vô ý mà tác giả nhầm lẫn giữa ta và địch, rơi vào nguy hiểm. Cậu Coỏng biết tin không màng nguy hiểm một mình chạy đến giải nguy cho ông.

Đoàn tiếp tục đóng quân tại Sóc Nóc. Tại đây, hay tin người bạn thân Trần Văn Hồng đã hy sinh, ông không kiềm được nước mắt. Rời Sóc Nóc, đại đội hành quân đến Long An rồi có mặt tại ấp An Thuận để chiến đấu. Ở đây, đại đội 3 ở lại nhà má Hai Quân và các chị, các má hết lòng yêu thương, che chở.

Liên tiếp hai trận ở ngã ba Lộc Giang và xã Mỹ Hạnh, quân ta điềm tĩnh khống chế địch, nhanh chóng chiếm cứ điểm và bàn giao cho đơn vị khác tiếp quản. Đáng buồn thay nhiều chiến sĩ đã hy sinh.

Để bảo vệ ban chỉ huy trung đoàn tại Gò Nổi, cả tiểu đội 8 về tập kết ở ấp An Hòa. Đội hình chiến đấu đại đội 3 gồm ban chỉ huy nằm giữa bãi đất hoang, ba phía bố trí ba trung đội. Trận chiến dự báo vô cùng ác liệt. Mọi người thức trắng đêm đào hầm chiến đấu. Địch lặng lẽ tiến công sớm, không kịp báo cho chỉ huy, Võ Minh vội bóp cò súng, mọi người nhờ đó bừng tỉnh. Địch bị đẩy lùi, liền gọi máy bay đến ném bom liên tục. Chúng cho một chiếc xe tăng tiến vào để nhử xạ thủ của ta, vì vậy mà hai chiến sĩ xạ thủ đã hy sinh. Tình hình nguy cấp, nhân lực và đạn dược đều cạn kiệt, đại đội 3 xin chi viện lại nhận được tin xấu: địch đã bao vây ba phía tiểu đoàn 8, lệnh cho đại đội 3 phải bằng mọi giá giữ chân chúng, không cho chúng chọc thủng đội hình. Lúc này Võ Minh thống nhất với anh Hưu chỉ huy điều thêm một xạ thủ chống tăng.

Bò qua bãi hố bom tan hoang, ông gặp được ba anh em trung đội 1, còn lại đã hy sinh gần hết. Ba người ôm lấy nhau nghẹn ngào. Tình thế nguy cấp, Võ Minh nhanh chóng đến trung đội 3 gọi hỏa lực ngăn địch chọc thủng đội hình. Nhiều lần bị địch phát hiện và bắn, song nhanh trí không màng nguy hiểm, ông may mắn thoát nạn. Anh Dôn xạ thủ được điều lao vụt đi chi viện nhưng bị địch phát hiện, anh hy sinh, vẫn trong tư thế khom lưng ôm chặt khẩu súng, mặt hướng thẳng về quân thù. Sau một ngày chiến đấu đầy mất mát, đại đội chỉ còn 13 người.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x