Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

2 Tổng quan về các chỉ số Phân tích Kỹ thuật

Mỗi chỉ số phân tích kỹ thuật trong hướng dẫn này đều có giá trị sử dụng riêng. Do đó, sẽ rất ít khi quý vị phải dùng cả 14 chỉ số cùng một lúc trong biểu đồ phân tích của mình. Các chuyên gia phân tích gọi đây là việc “lạm dụng chỉ số” và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Nhằm tăng cường khả năng thành công trong việc sử dụng các chỉ số kỹ thuật, quý vị chỉ nên sử dụng một hoặc hai chỉ số mà quý vị quen dùng nhất và áp dụng trong biểu đồ phân tích. Như vậy sẽ loại bỏ được yếu tố “nhiễu” từ việc áp dụng quá nhiều các chỉ số.

Khi xác định các chỉ số kỹ thuật đưa vào biểu đồ, quý vị chỉ nên lựa chọn một chỉ số trong các nhóm chỉ số sau: nhóm chỉ số xu hướng giá, nhóm chỉ số dao động giá.

2.1 Nhóm Chỉ số Xu hướng Giá

Nhóm chỉ số này cho biết xu hướng của giá cổ phiếu, đi lên hay đi xuống và không bị giới hạn bởi khoảng giao động nào. Tuy nhiên, trong một ngày giao dịch cụ thể thì giá cổ phiếu sẽ nằm trong khoảng giao động của biên độ giao động cho phép. Do các chỉ số về xu hướng biến động giá dịch chuyển cùng chiều với sự biến động của giá cổ phiếu, các chỉ số này thường được vẽ phía trên biểu đồ giá cổ phiếu. Có 4 chỉ số xu hướng biến động giá quan trọng mà quý vị nên áp dụng:

• Đường Trung bình Trượt Giản đơn: Simple Moving Averages (“SMA”)

• Đường Trung bình Trượt Cấp số nhân: Exponential Moving Averages (“EMA”)

• Chỉ số Biên độ Biến động Giá: Bollinger Bands

• Chỉ số Báo hiệu Giá đảo chiều: Parabolic SAR (PSAR)

2.2 Nhóm Chỉ số Dao động Giá

Nhóm chỉ số này dịch chuyển lên xuống trong một biên độ nhất đinh dựa trên sự biến động của giá cổ phiếu. Do các chỉ dao động giá không dịch chuyển cùng hướng với giá chứng khoán nên chúng thường được trình bày phía dưới biểu đồ giá chứng khoán. Có 6 chỉ số dao động giá thông dụng:

• Chỉ số Lưu lượng Tiền: Money Flow Index (MFI)

• Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Moving Average Convergence and Divergence (MACD)

• Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi Giá: Rate of Change (ROC)

• Chỉ số Sức mạnh Tương đối: Relative Strengh Index (RSI)

• Chỉ số Stochatic Chậm và Nhanh

• Chỉ số Williams %R

2.3 Nhóm Chỉ số dựa trên Khối lượng

Không giống như nhóm chỉ số xu hướng giá và chỉ số dao động giá, thay vì dựa trên giá chứng khoán, các chỉ số này được xây dựng dựa trên khối lượng giao dịch. Do đó, các chỉ số này thường được trình bày phía dưới biểu đồ giá. Có 2 chỉ số thông dụng dựa trên khối lượng giao dịch:

• Khối lượng

• Khối lượng + Trung bình trượt

3 Nhóm chỉ số Xu hướng Giá

3.1 Trung bình Trượt Giản đơn SMA

Đường Trung bình trượt Giản đơn: Simple Moving Average (“SMA”) là một chỉ số phản ánh xu hướng giá, chỉ số này loại bỏ các biến động lớn của giá chứng khoán hàng ngày và tạo ra đường giá chứng khoán mềm mại hơn. Cũng như các chỉ số kỹ thuật khác, đường trung bình trượt giản đơn được xây dựng dựa trên giá chứng khoán và do đó nó có độ trễ so với mức giá chứng khoán hiện tại. Tuy nhiên, thông tin này cung cấp những tín hiệu cực kỳ hữu ích.

Quý vị có thể xây dựng đến 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ và quý vị cũng có thể thay đổi khung thời gian cho mỗi đường. Ví dụ, nếu quý vị muốn hiển thị 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ, quý vị có thể chọn khung thời gian 30, 50 và 200.

Điều này có nghĩa là đường trung bình trượt giản đơn đầu tiên (với khung thời gian 30) trung bình hóa biến động của giá chứng khoán cho khoảng thời gian 30 ngày vừa qua, đường trung bình trượt giản đơn thứ hai trung bình hóa biến động của giá chứng khoán cho 50 ngày vừa qua và tương tự là đường trung bình trượt giản đơn thứ ba trung bình hóa giá chứng khoán trong 200 ngày vừa qua.

Việc sử dụng những đường trung bình trượt là cách rễ nhất để xác định hướng biến động giá của giá chứng khoán. Nếu trung bình trượt đang nhích lên có nghĩa là chứng khoán đó có chiều hướng đi lên. Ngược lại, nếu trung bình trượt đi xuống dưới, giá chứng khoán có chiều hướng giảm. Dĩ nhiên, khung thời gian của đường trung bình trượt ảnh hưởng lớn thông tin phản hồi và mức độ giao động của đường trung bình trượt.

Một đường trung bình trượt có khung thời gian ngắn hơn – ví dụ như trung bình trượt giản đơn 30 ngày sẽ phản ánh biến động giá chứng khoán trong thời gian gần đây nhiều hơn so với một đường trung bình trượt có khung thời gian dài hơn chẳng hạn như trung bình trượt giản đơn 200 ngày. Quý vị có thể xem trong biểu đồ phía dưới của cổ phiếu AAPL. Trung bình trượt 30 ngày thể hiện bằng màu đỏ thể hiện sự biến động giá gần đây nhất nhiều hơn so với đường trung bình trượt 200 ngày có màu xanh. Cũng theo biểu đồ này thì đường trung bình trượt giản đơn 30 ngày có xu hướng đi xuống trong khi đường trung bình trượt giản đơn 200 ngày có xu hướng đi lên.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x