Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

CHƯƠNG II : CUỘC ĐỜI LANG THANG CỦA DÂN ISRAËL VÀ NHỮNG NỖ LỰC ĐỂ TỰ GIẢI PHÓNG

Thành lập những Ghetto tại Âu-châu

Từ thời Tân Ước, tới đầu thế kỷ 18, dân Do-Thái bị phân tán cực độ, rải rác thành từng nhóm nhỏ, từng gia đình, tại khắp các quốc gia trên thế giới.

Số phận của đám người này rất hẩm hiu và tăm tối. Tại tất cả các quốc gia mà họ sanh sống, không một nước nào ban cho họ quốc tịch công dân. Họ chỉ là những đám người ngoại lai, xa lạ. Nhưng các dân tộc khác cũng không khủng bố họ, để cho họ xoay trở và kiếm sống trong những hoàn cảnh mà họ phải tự tạo ra.

Dân Do-Thái, trong thời kỳ này, biến thành những nhóm nhỏ, rất đặc biệt, tự bảo lẫn nhau theo những điều giáo huấn di truyền, nhưng về phương diện kinh tế, xã hội và học vấn thì họ hoàn toàn là những tập thể riêng biệt, không hề dung hòa với môi trường mà họ sanh sống.

Tới năm 1516, Chánh phủ Cộng hòa Venise hạ lệnh tập trung tất cả những người Do-Thái trong xứ tại một khu vực riêng, mang tên là Ghetto Nuovo (khu định cư tân lập).

Danh từ Ghetto từ đó được dùng để chỉ những nơi mà người Do-Thái được tập hợp lại để sanh sống riêng biệt với nhau.

Tới khi nước Pháp cũng hành động như nước Ý, và nơi tập trung tất cả những dân Do-Thái được gọi là Carrière des Juifs (Hầm Do-Thái).

Tại Đức, một địa phương hẻo lánh được dùng làm nơi quy tụ tất cả người gốc Do-Thái, và chánh phủ Đức đặt cho nơi này cái tên là Judengasse, còn gọi là Judenstadl.

Những khu vực tập trung người Do-Thái trên đây đều có một đặc điểm giống nhau, là toàn khu đất được bao vây bởi những bức tường rất cao, có những tấm cửa dày và khóa kín. Những ngôi nhà trong khu Do-Thái đều cao hơn hết các cư xá của thành phố, có lẽ vì đất chật hẹp mà người thì đông, nên bó buộc dân phải làm nhà theo chiều cao. Tại những khu vực này, rất ít có ai không phải người Do-Thái lai vãng. Một sự sợ sệt và nghi ngại đã tự nhiên nẩy nở trong đầu óc dân các nước, khi phải đụng chạm hoặc đi ngang qua các khu Do-Thái.

Sanh hoạt nội bộ trong các khu Do-Thái thời đó ra sao ? Không có liên lạc với bên ngoài, không có sự tham gia của người trong đó vào bất cứ hoạt động nào của xã hội bên ngoài, các cộng đồng Do-Thái sống một cuộc đời thu hẹp, buồn tẻ và vô vị. Đời sống hết sức chật vật, nguồn lợi rất ít ỏi, vì dân trong khu thì đông mà sản xuất thì không có bao nhiêu.

Trong hai thế kỷ liền (từ 1516 trở đi), dân Do-Thái đã phải trải qua những ngày cơ cực, đói khổ, bị khinh khi, giam lỏng. Hàng trăm năm về sau, mà những người Do-Thái vẫn còn không sao quên được những gì mà cha ông họ đã chịu đựng. Cuộc đời này đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng, và cách xử thế của dân Do-Thái. Ngay bản thể của con người Do-Thái cũng biến đổi, vì cuộc đời tù đày giam lỏng và đói khổ này. Nhà sử học Friedmann kiêm tâm ký học đã nhận xét như sau : « Cuộc sống trong các Ghetto đã tạo cho người Do-Thái rất nhiều đặc tính dị biệt, kỳ quái, khác hẳn với đại đa số nhân loại. Nét mặt của họ cũng khác thường, tâm lý họ cũng biến đổi tới độ không còn óc phê bình, không còn tinh thần phân tích, và khuynh hướng tự nhiên của con người họ là tìm những cuộc thoát ly bằng tư tưởng, những cuộc viễn du giả tưởng, cộng thêm vào đó là một sự tàn nhẫn và độc ác rất thâm hiểm, một sự tự mãn và tự túc về văn hóa… »

Vào thế kỷ 18 này, người Do-Thái rất dễ nhận diện. Họ nhỏ con, lưng hơi còng, rất khôn vặt và mưu mẹo, xảo quyệt. Họ rất quý tiền bạc và rất kính trọng những kẻ có tiền mà họ gặp.

Về lãnh vực tôn giáo và thần học, thì tinh thần Cựu ước khi xưa mất dần, sự sốt sắng tin cậy ở Yahvé biến thành những lệ luật cứng nhắc của tập quán và phong tục. Các lề lối và tư tưởng dị đoan khởi sự xuất phát, và các người lãnh đạo tinh thần của dân Do-Thái thời đó cũng đành bó tay bất lực trước các trào lưu xuống dốc đó của đức tin Do-Thái.

Văn hóa của dân Do-Thái, trong các thế kỷ này, đã chứng tỏ rõ rệt một sự lệch lạc, do tình trạng tù túng và khép kín gây ra. Người Do-Thái coi rẻ những nền văn hóa của các dân tộc khác, mà họ cho là ngoại đạo, thiếu sự soi sáng của Thiên chúa. Do đó, họ chẳng muốn đọc sách gì ngoài những ấn phẩm của chính họ, và từ chối mọi sự tìm tòi và học hỏi, khám phá. Họ tiếp tục xử dụng tiếng Hébreu, từ chối việc viết các thứ chữ của các nước nơi họ sanh sống. Những đứa trẻ Do-Thái thời đó khi bắt đầu đi học, cho tới khi lớn, cũng chỉ đọc toàn những kinh sách của đạo, và chúng không cảm thấy sự cần thiết phải đọc các loại ấn phẩm khác.

Từ các Ghetto tới sự tái xâm nhập vào xã hội

Tuy nhiên, nếu hầu hết dân Do-Thái từ thế kỷ 15 tới 18, đều sống như vậy, thì cũng đã may mắn cho dân tộc Do-Thái là có được một vài nhóm nhỏ, gồm hơn một ngàn người, vượt ra khỏi tình trạng tù túng và tự mãn trên đây. Đó là đám người Do-Thái sống tại Anh-cát-lợi. Khởi sự từ thế kỷ 17, có một tập thể Do-Thái di cư tới nước Anh, được sống khá tự do tại đây, và hòa mình với dân bản xứ. Cùng thời đó, một nhóm Do-Thái khác lẻn vào vùng Bordeaux và Avignon của Pháp, trà trộn với dân chúng, và sanh sống một cuộc đời ngoài khuôn khổ của các trại Ghetto.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x