Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này của tác giả Ashin Nandamalabhivamsa mời bạn thưởng thức.

Kamma – Nghiệp Trong Phật Giáo Không Giống Những “Nghiệp” Khác

Bạn có thể hỏi “ý nghĩa thật sự của nghiệp này theo Đức Phật (Buddha) dạy trong kammassakatā sammā ditthi là gì?” Xét cho cùng, đó là một thuật ngữ phổ biến trong các tôn giáo ở Ấn Độ. Nghiệp (Kamma) không chỉ có trong Phật giáo và những ai tin vào nghiệp không nhất thiết là Phật tử. Vì các tôn giáo khác cũng sử dụng từ này, nên những người nghiên cứu các tôn giáo Ấn Độ bị nhầm lẫn. Một số do nhầm lẫn cho rằng Đức Phật đã lấy từ này từ Hindu giáo. Điều quan trọng là phân biệt nghiệp (kamma) trong Phật giáo với nghiệp trong các tôn giáo khác. Dù Đức Phật sử dụng cùng một thuật ngữ nhưng ý nghĩa khác nhau.

Ngã (atta) gắn liền với nghiệp (kamma)

Các tôn giáo khác đưa ra quan điểm về một thực thể hay ngã (atta) thường hằng. Đó là ngã hay linh hồn này thực hiện các hành vi nghiệp thiện và bất thiện. Do đó, nó bị giữ trong sự lệ thuộc của nghiệp (kamma). Vì nghiệp trói buộc nó, nên nó không thể thoát khỏi khô mà phải lang thang trong vòng luân hồi (samsāra). Ngã (atta) có thể được giải thoát khỏi nghiệp nếu con người có thể loại bỏ sự trói buộc của nó. Làm như vậy, vị ấy có thể đạt được sự giải thoát.

Điều làm cho Phật giáo khác biệt với các tôn giáo khác là đức Phật giải thích nghiệp mà không có ngã (atta). Điểm này là một điều phân biệt quan trọng khi Ngài bác bỏ quan điểm về linh hồn hay thực thể thường hằng. Theo Ngài, không có “người” hành động. Bạn có thể hỏi: “Nếu như vậy thì ai sẽ nhận lãnh quả của nghiệp?” Đó chỉ là pháp hành động và pháp nhận lãnh. Không có người hành động không có người hứng chịu – chỉ có các tiến trình danh và sắc hoạt động. Trong tiến trình danh pháp thực hiện nghiệp thiện và ác. Do đó, quả của nghiệp xuất hiện trong tiến trình này. Trong các tôn giáo khác, ngã thường hằng thực hiện nghiệp và cho nên ngã hứng chịu quả. Như vậy, dù từ ngữ như nhau, nhưng ý nghĩa khác nhau. Do vậy, chúng ta cần biết ý nghĩa của nó. Trong Pāļi “kamma” theo nghĩa đen là “hành vi” hay “nghiệp”.

Tìm nhân (của một hành vi hay nghiệp)

Trong Chú giải có ghi rằng: nếu bạn ném hòn đá vào một con chó rừng, thì nó sẽ cắn hòn đá chứ không phải người ném. Nếu hòn đá được ném vào một con sư tử, thì nó sẽ đến và cắn bạn – không phải hòn đá. Hòn đá chỉ là quả; quan trọng hơn là người ném. Nếu một Bác sĩ tiến hành điều trị, thì ông sẽ tìm nguyên nhân của bệnh và không chỉ điều trị các triệu chứng. Đức Phật cũng vậy, luôn luôn tìm nguyên nhân.

Như vậy, trong Phật giáo – không như các tôn giáo khác chỉ một mình hành vi thôi không phải là nghiệp. Hành vi xảy ra do tư hay sự cố quyết hay cố ý. Các hành vi thì rất nhiều: ngay cả khi ngủ bạn vẫn có thể nói, di chuyển hay thậm chí đánh ai đó gần bạn. Hiểu nguyên nhân trợ sanh hành vi quan trọng hơn. Chúng ta có thể nhìn nó theo cách này: nghiệp là nguyên nhân của một hành vi. Hay nó có thể được đặt theo cách khác: nghiệp là hành vi, là quả của nhân, đó là tư hay sự cố quyết hay cố ý.

Hành vi này có thể được phân thành ba: hành vi qua ý, qua khẩu và qua thân. Loại thứ nhất chỉ là trong tâm. Một hành vi qua khẩu hay thân bắt đầu trong tâm và rồi tương ứng biểu lộ ra lời nói hay được thực hiện bởi thân.

Ý dẫn đầu

Điều này nghĩa là các hành vi bằng khẩu và thân xảy ra với ý. Trong Jain giáo (Jainism), chúng được cho là xảy ra mà không có sự tham gia của ý. Như vậy, theo Phật giáo, ý nghiệp khởi đầu cho tất cả hành vi. Tuy nhiên, hành vi được thực hiện mà không có tư (cetanā) thì không phải là nghiệp (kamma). Điều này trái với quan điểm của Jain giáo. Ví dụ như trong khi đi trên đường, chúng ta vô tình đè bẹp một số côn trùng. Không có nghiệp được thực hiện trừ khi chúng ta cố ý giẫm lên chúng. Do đó, trong ba loại nghiệp, ý nghiệp là quan trọng nhất, là nhân của hai nghiệp còn lại.

Không như nghiệp (kamma) trong các tôn giáo khác, Đức Phật đã tuyên bố rằng nghiệp là sự đốc thúc hay tư (cetanā³) hay sự cố quyết. Trạng thái của danh pháp này là nghiệp (kamma) vì nó khuyến khích chúng ta nghĩ ngợi, nói năng và hành động. Vì vậy, thông qua sự đốc thúc có hành vi qua thân và khẩu xảy ra. Qua đó, chúng ta thực hiện tất cả các hành vi tốt và xấu.

Về phần loại thứ ba, ý nghiệp (mano-kamma) thì chỉ trong ý và không chuyển thành hành động qua thân hay khẩu. Một số ý nghiệp có thể rất mạnh mẽ. Thật vậy, theo Đức Phật, ý nghiệp là mạnh mẽ nhất vì ý tạo ra mọi thứ. Trong pháp chỉ tịnh (samatha) người ta có thể thực hiện khả năng thần thông chỉ nhờ vào sức mạnh của ý.

Nghiệp trong ý nghĩ

Dù tư (cetanā) đã được Đức Phật tuyên bố là nghiệp (kamma), nhưng có các sở hữu tâm khác phối hợp với nó cũng được coi là nghiệp. Lưu ý khi nơi thân nghiệp (kāya-kamma) và khẩu nghiệp (vacī-kamma) có liên quan, tư (cetanā) là lực đẩy chính. Tuy nhiên, vào lúc ý nghiệp (mano-kamma) xảy ra, nó không chỉ có một mình tư (cetanā), còn có các sở hữu tâm mạnh mẽ khác tham gia. Dù ý nghiệp này không chuyển thành hành động qua thân và khẩu, nhưng nó vẫn là nghiệp (kamma). Tuy nhiên, theo Vô tỷ pháp (Abhidhamma), không phải tất cả các sở hữu tâm (cetasikā) sinh khởi theo tâm có thể được gọi là ý nghiệp (mano-kamma) – ngoại trừ 21 sở hữu tâm bao gồm tư (cetanā). Lấy tham ác (abhijjhā) làm một pháp khởi đầu.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x