
Kant Trong 60 Phút – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Kant Trong 60 Phút của tác giả Walther Ziegler mời bạn thưởng thức.
TRANH CÃI GIỮA DUY LÝ VÀ DUY NGHIỆM
Vào sinh thời của Kant, có hai phong trào triết học lớn, phong trào duy lý và phong trào duy nghiệm. Hai khuynh hướng suy tư này cực lực xung đột nhau, bên này gọi bên kia là thơ ngây, bên kia gọi bên này là bướng bỉnh, hẹp hòi.
Những người duy lý đặt tên cho chính mình dựa theo từ Latinh ‘ratio’, từ này không có nghĩa gì khác hơn là ‘ lý tính’. Và quả thực, những người duy lý chỉ viện vào một mình lý tính. Chỉ với lý tính, nghĩa là chỉ với suy tư và kết luận logic đơn thuần, ta đến được những nhận thức đúng thật. Trong câu tuyên bố nổi tiếng ‘Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại’, triết gia duy lý Pháp René Descartes đã quy cho lý tính vai trò quyết định và duy nhất trong sự tìm kiếm chân lý.
Mọi hình thức khác, thí dụ như những gì ta nhận thức được với năm giác quan, có thể là một ảo ảnh của giác quan và như thế sẽ hoàn toàn không đủ cho việc tìm kiếm sự thật. Một thí dụ ở đây là mặt trời mọc. Đây là một ảo ảnh của giác quan nghĩ rằng mặt trời mọc, chỉ bởi ta thấy mỗi sớm mai mặt trời “mọc lên” từ chân trời. Thuần lý mà xét, nghĩa là theo quan điểm logic, thì câu nói ‘mặt trời mọc’ là hoàn toàn sai. Đúng ra thì trái đất mỗi sớm mai quay theo hướng mặt trời và mỗi chiều tối quay ra khỏi mặt trời. Cũng vậy, sẽ sai lầm khi khẳng định một người nào đó là to lớn, chỉ bởi ta cảm nhận người đó cao to. Nhưng so sánh với nhiều người khác, người ấy lại là nhỏ bé. Như thế, điều quyết định không phải là cảm nhận thường nghiệm của giác quan về con người, mà là ý niệm tinh thần về sự tương quan và những hệ quả logic rút ra từ đó. Chỉ một mình lý tính, nghĩa là cái ‘ratio’, mới có thể là thẩm quyền so sánh lý lẽ để quyết định người nào là lớn hay bé, mặt trời mọc lên hay trái đất quay quanh mặt trời. Chỉ khi lý tính sử dụng logic của tư duy so sánh hay tư duy nhân quả, ta mới có được những câu nói đúng.
Những người duy lý muốn giải thích thế giới chỉ bằng những suy diễn lôgic. Qua đó, họ cũng đi đến được những nhận thức siêu hình học như về sự hiện hữu của Thượng đế. Thí dụ, nếu sự chuyển động của thế giới hay của tự nhiên là một chuỗi những nguyên nhân và hậu quả, thì một cách lôgic, phải có một nguyên nhân đầu tiên, hay một tác nhân đầu tiên thúc đẩy mọi sự vật, nhưng bản thân thì không bị thúc đẩy, và như thế đứng ngoài vòng nhân quả tự nhiên. Cách chứng minh về Thượng đế như thế đối với người duy lý không phải là điều ! bất thường. Cả đến ngày hôm nay những người đại diện nổi tiếng cho phong trào duy lý ngoài Descartes còn có spinoza, Leibniz và Wolff.
Phong trào duy nghiệm thì khẳng định điều ngược lại. Không phải tư duy, mà chỉ có kinh tri giác thế quan mới là nguồn suối duy nhất chắc chắn của chân lý. Những người duy nghiệm gọi chính mình theo từ La tinh ‘empiricus’, nghĩa là ‘theo kinh nghiệm’. Họ bị lôi cuốn bởi các ngành khoa học tự nhiên và những thí nghiệm của chúng. Mọi lý thuyết đều mang màu xám. Thay vào đó, người ta phải nhìn sự vật với đôi mắt của chính mình và luôn chỉ được bám chặt vào điều cụ thể cảm nhận được. Thậm chí, Bacon, triết gia duy nghiệm, đã bỏ mình trong một vụ thí nghiệm của ông. Ông muốn tìm hiểu người ta có thể giữ thịt gà được bao lâu bằng cách ướp lạnh nó – và ông đã bị mất mạng vì những hậu quả của cuộc thí nghiệm đó.
Nhưng dưới mắt của những người duy nghiệm, chính điều này càng mang lại vinh dự lớn lao hơn cho ông. Bởi rằng, theo châm ngôn của chủ nghĩa duy nghiệm: Quy luật của tự nhiên và nhận thức về tự nhiên chỉ có thể có được bằng sự tập hợp những kinh nghiệm và những dữ liệu của giác quan. Những nhà duy nghiệm hình dung lý tính của con người như một thùng chứa, hoàn toàn trống rỗng khi sinh ra và chỉ dần dà theo thời gian mới nhận thêm vào mình các hình ảnh, cảm xúc và kinh nghiệm. Giống như một em bé, bị bỏng khi chạm tay vào lửa, mới biết lửa là nóng, sẽ lưu giữ kinh nghiệm đau đớn này trong trí khôn và từ đó cẩn thận hơn. ‘Không có gì trong trí khôn hay giác tính, mà trước đó đã không có trong giác quan’, John Locke, nhà duy nghiệm nước Anh, đã khẳng định như thế.
Bởi vậy, đối với những nhà duy nghiệm, thì chủ nghĩa duy lý, nghĩa là sự phản tư về Thượng đế, về cái Thiện, sự công chính và những chân lý phi thời gian khác là một công việc thuần túy “tư biện”, bởi thiếu kinh nghiệm giác quan. Những chân lý vĩnh cửu sở dĩ không thể có được, là bởi mỗi ngày lại có thêm những tri giác, những thí nghiệm và những kinh nghiệm mới mẻ. Đặc biệt ở nước Anh, phong trào duy nghiệm được quảng bá rộng rãi. Những nhân vật tiêu biểu nhất ở đây ngoài Locke còn có Hobbes, Berkeley và Hume.
GIẢI QUYẾT TÀI TÌNH CỦA KANT VỀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC
Vậy ai có lý, những người duy lý hay những người duy nghiệm? Kant đã bị giằng co giữa hai bên. Ông là giáo sư triết học và thực sự quan tâm như những người duy lý về siêu hình học, nghĩa là về lĩnh vực khoa học tinh thần vốn nằm vượt ra khỏi biên giới vật lý học.
Ông muốn luận giải về các ý tưởng công bằng, tự do, hành động đúng, linh hồn bất tử. Nhưng ông cảm thấy rất bị phiền nhiễu bởi phương cách suy luận tư biện và đầy mâu thuẫn của những người duy lý, trong mọi luận chứng về Thượng đế. Bởi vậy, Kant rất nghi ngờ và thậm chí gọi những người duy lý như những kẻ thuần túy ‘giáo điều’, những người thường làm trò ảo thuật với những bằng chứng giả hiệu tung ra từ chiếc mũ phù thủy
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.