Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Kể Chuyện Nhà Giáo Kiệt Xuất Chu Văn An của tác giả Đinh Mạnh Thoại mời bạn thưởng thức.

2. Trường Huỳnh Cung – cái nôi dạy chữ và dạy đạo làm người

Không khí học tập đời Trần khá sôi nổi. Dù so với bây giờ còn quá ít trường, nhưng đặt vào bối cảnh đời Trần, thế kỷ 13, những trường do triều đình quản lý là: trường Từ Thiện đường, Toát Trai đường, trường ở phủ Thiên TRường là quê hương nhà Trần, trường Quốc Tử giám, những trường này dành riêng cho con em quý tộc. Các làng có điều kiện mở trường do thầy đồ, thầy khóa, ông tú, ông cử làng dạy. Nếu khôgn có thầy dạy địa phương thì hào trưởng mời người ở xa về dạy. Có thể người túng kiết ở xa tìm chỗ dạy trẻ nương thân.

Như vậy, việc học ở đất văn hiến như nước ta bao giờ cũng đuợc chú trọng, nhất là trường Huỳnh Cung của Chu Văn An, thu hút học trò cả Thăng Long, Kinh Bắc, Sơn Nam v.v… không kể con nhà khá giả ở nông thôn, mà những học trò có chí con nhà nghèo cũng được nhận học.

Ở trường Huỳnh Cung, dù số học trò đông nhưng Chu Văn An tổ chức quy cũ chặt chẽ. Toàn trường có đồng môn. Hội đồng môn do thầy Chu Văn An chọn trong môn sinh, ai là người giỏi giang có phẩm chất thì môn sinh suy tôn là Trưởng tràng đứng đầu coi sóc môn sinh. Lại thêm Giám tràng để hiệp trợ cho Trưởng tràng. Lại nữa, ai là người mẫn cán, đặt ra năm , bảy hoặc mười người làm Cán tràng, giúp Trưởng và Giám tràng lo công việc bên ngoài liên quan đến việc học của môn sinh.

Tuy vậy, để tập trung hiệu lực vào thầy giáo, theo quy định chung của quan hệ thầy trò, phải có chữ ký của thầy, học trò mới phục tùng ý kiến của trường, giám trường.

Do lúc bấy giờ Chu Văn An đã uyên bác, tinh thông các sách đạo nho nên đủ sức dạy môn sinh trường Huỳnh Cung học liền mười năm để nộp quỷển dự các kỳ thi hương, thi hội, thi đình, tức tú tài, cử nhân, tiếc sĩ. Các môn si nh trong cuộc đời dạy học của thầy Chu sử sách còn ghi lại là: Phạm Sư Mạnh và Lê Quát đỗ Thái học sinh đời Trần Anh Tông, sau làm quan to ở triều đình, đến chức Hành khiển (tể tướng).

Theo cách học ngày ấy, với trò bảy, tám tuổi, thầy Chu cho học Tam Tự kinh, Tứ thư kinh… mỗi ngày năm ba câu, tập viết vào ván gỗ. Độ vài tháng thì cho học sinh vài dòng chữ tập, viết tô. Một năm trở lên đọc sách khác vừa sức, chuyên viết phóng và cho tập làm câu đối bốn chữ, hạng học sinh này gọi là mộng học.

Hai năm sau viết thành chữ rồi, học đã biết suy nghĩ thì cho học đến Tứ thư, Ngũ kinh, sử Hán Đường, cho tập làm câu đối phú. Dần dần cho tập làm bài doạn, bấy giờ gọi là ấu học. Năm ba năm , trò nào có khiếu thông minh mới cho làm thơ, làm phú, làm kinh nghĩa, văn sách. Năm sau nữa, cho học cổ văn, tính lý, chu lễ. Bấy giờ mới gọi là hạng trung tập.

Học trung tập đã khá thì lên trường đại tập. Học tràng đại tập, phần giảng thì ít, mà phần tập làm văn chương thì nhiều. Tập ở đây giỏi mới cho đi thi.

Một tháng tập văn chương có 4 kỳ, học trò đem bài về nhà làm, năm sáu hôm thì đem nộp, gọi là văn thường kỳ. Mỗi tháng có hai kỳ học trò phải tập trung một chỗ, vẫn ở nhà học Huỳnh Cung, làm văn một ngày phải xong, gọi là văn nhật khắc, nộp để thầy Chu chấm quyển. Hễ bài văn nào hay nhất, được phê ưu hạng, hay vừa, phê bình hạng, tầm thườn,g phê thứ hạng, kém lắm thì phê liệt… Mỗi tháng vào ngày mồng một hay rằm, học trò tập trung ở nhà học Huỳnh Cung nghe bình văn. Trò nào tốt giọng đựơc Thầy Chu cho ngâm cao tíêng lên để cho trò khác đều nghe mà bắt cước.

Cứ đoạn văn dài, tùy theo mạch văn, thầy Chu hỏi qua trò xong, thầy bình mở rộng khắc sâu, hoặc móc nối, ôn kiến thức cũ. Trò càng thấy vỡ ra cái đẹp cái hay của văn chương, càng thấy kiến thức thầy súc tích, uyên thâm.

Dù dạy trò lớp mộng học, ấu học, hạng trung tập hay đại tập, cứ đến buổi dạy của thầy Chu, trò nào cũng trật tự, nghiêm túc.

Từ khi nhận trò học Tam tự kinh đến đại tập và những kỳ bình văn, thầy Chu đều tuân thủ ý người xưa: thầy không nghiêm, không dạy được trò, ngược, trò học không nghiêm, thì không hiểu lời thầy giảng, vê nhà học không đào sâu, mở rộng được.

Hôm ấy, thầy Chu nói với trò dù đã lên trường đại tập:

– Cái nghiêm ta dạy các trò luôn có hai chiều, trò lễ hép, tuân thủ những yêu cầu của thầy dạy. Dù trò nhỏ, thầy không bao giờ lấy roi vọt bắt trò nghiêm mà tự trò thấy cái hay, cái đẹp chữ nghĩa thánh hiền để tự mình bắt mình nghiêm ở trường và ở nhà.

Học trò trường Huỳnh Cung im phăng phắc nghe thầy nói và dồn mắt nhìn thầy, mỗi người mang một tâm trạng khác nhau. Ai đã từng thấm lời thầy thì thấm thêm, ai còn chưa đúng với thầy thì tự lòng giật mình, vì đã phụ công thầy dạy bảo.

Thầy Văn An thâm tâm dường như đồng điệu với trò, tiếp tục nói:

– Trò nào nghiêm được trong học tập và vâng lời thầy ấy là cũng thực hiện mặt nào đó của chữ hiếu. Không làm trái ý thầy dạy theo lời lẽ sách của thánh hiền, cũng là chuyên vào cái gốc Đạo nho.

Thầy Văn an như cần nói thêm ý của mình:

– Chuyên làm được gốc Đạo nho chân chính sẽ không bao giờ gây những cuộc phản loạn. Và trên trường chính trị, khôgn có loạn thần nghịch tử, thiên hạ sẽ tự nhiên thái bình. Nhưng đây chỉ là một vế, ý thầy chỉ mới nói về trò học nghiêm.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x