Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Kho Tàng Truyện Trạng Việt Nam Tập 2 của tác giả Nhiều Tác Giả mời bạn thưởng thức.

2. THIÊN TÍCH THONG MANΝΗ

Năm Chung Nhi lên sáu, bố mẹ cho đến học ở một thầy đồ làng bên. Chung Nhi hỏi mẹ :

– Mẹ ơi, thấy đồ giỏi hay Trạng giỏi ?

– Trạng giỏi nhất. Mẹ trả lời.

– Vậy thì con không học thấy đồ đâu.

Mẹ chú dỗ dành:

Có nhiên là Trạng giỏi nhất, thầy đồ không giỏi bằng. Nhưng muốn làm Trạng, trước hết phải học thấy đổ.

Nghe mẹ nói vậy, Chung Nhi bằng lòng đi học.

Hôm làm lễ nhập môn, thấy bảo Chung Nhi lễ đức thánh Khổng Tử. Chung Nhi hỏi :

– Thưa thấy, Đức thánh Khổng to, hay Trạng to ?

– Đức Thánh Khổng Tử to hơn Trạng. Thấy trả lời.

Nghe thấy nói vậy, Chung vào lễ, nhưng không lễ thấy, vì có ý cho rằng không giỏi bằng Trạng. Bố phải dỗ mãi, chú mới chịu lễ thấy. Lễ xong, Chung Nhi hỏi thấy :

– Thưa thầy, học mấy hôm thì thành Trạng ?

Thầy phì cười, nói đùa:

– Dăm hôm !

Nghe nói vậy, Chung Nhi khoái lắm, vì tưởng dăm hôm nữa mình sẽ trở thành Trạng thật.

Chung Nhi bắt đầu học. Thầy dạy câu “Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng”, nghĩa là: trời ban cho trí thông minh, thánh giúp cho làm nên sự nghiệp. Vì không tập trung nghe thầy dạy, nên thầy vừa đọc xong cậu đã quên ngay và đọc trệch là: “Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng”. Thấy dạy đi dạy lại, năm lần bảy lượt mà cậu vẫn đọc trệch như vậy. Thấy tức quá, lấy roi nọc ra đánh. Nhưng hễ thấy vừa giơ roi lên là Chung Nhi lại nằm ngửa ra, chồng bốn vó lên trời, miệng rối rít đọc.

– Thánh nằm chỏng gọng ! Thánh nằm chỏng gọng!

Thầy vừa tức, vừa buồn cười, thôi không đánh nữa

3. TRỜI CÓ HAI NGƯỜI, ĐẤT CÓ MỘT NGƯỜI

Tính Chung Nhi hay mải chơi. Ở nhà học, khi vắng mặt thầy lại rủ trẻ làm cờ, chiêng trống, rước xách inh ỏi. Một ngày kia đang rước, thầy ở ngoài về bắt được. Đứa thời đang thổi sáo miệng: đứa thời cầm cờ, cầm quạt : đứa thời vác tàn, vác tán… rầm rĩ.

Thấy thầy về, đứa nào đứa ấy đều tái mặt mày, sợ hết vía, bỏ cả mà chạy. Chỉ còn Chung Nhi vẫn đứng trơ ra ở đấy. Thầy bắt vào, hỏi :

– Sao các trò dám đùa nghịch như vậy hả ?

Chung Nhi nói ráo hoảnh:

– Thưa thầy, chúng con đang tập lễ nghi.

Thầy thấy nói vậy, bật cười mà tha cho.

Lại một hôm thấy đi chơi, giao Trạng giữ nhà. Có một ông khách đến chơi, vào đến sân, hỏi :

– Thầy đồ có nhà hay đi vắng đấy ?

Chung Nhi ở trong nói vọng ra :

– Thầy đi vắng. Chỉ có Trạng ở nhà thôi ! Mời ông !

Ông khách dòm vào, chỉ thấy một đứa bé ngồi đấy, không thấy ai nữa, mới ngạc nhiên hỏi :

– Trạng đâu ?

Chung Nhi ứng khẩu đáp ngay rằng :

– Trạng đây chứ Trạng đâu.

Nói chưa dứt lời thì thầy đồ về, ông khách đẹm kể chuyện lại. Thầy đồ, từ sau cái vụ “Thánh nằm chỏng gọng”, không còn dám khinh thường thằng bé, vội bảo bạn :

– Thưa, nó là con nhà hàng thịt đấy ạ. Ô ! Ai ngờ “đất sỏi lại có chạch vàng”. Nói thời ra dáng thông minh, học thời một chữ bẻ đôi nhận mãi không vào, nhưng được cái tài ứng đối linh hoạt.

Ông khách không tin, bắt bẻ :

– Con nhà hàng thịt lợn mà dám ví với chạch vàng, ông cứ quá lời. Có giỏi làm lòng với tiết canh thì có.

Không phải. Người ta đều có tài riêng, như hoa nhiều mùi, nhiều vẻ. Trông đứa này mặt mũi khôi ngô, biện bác linh lợi, sau này lấy tài ấy mà tiến thân thì không phải kém thua chúng mình đâu. Ông khách quay lại nói với cậu bé, ra ý thăm dò :

– Ổ Trạng đấy ư? Trạng đã học đến đâu rồi?

Chung Nhi ung dung trả lời :

– Học đến “trời, đất”.

Khách lại giả vờ ngớ ngẩn hỏi tiếp :

– Trời là gì ? Đất là gì ?

Trạng vỗ tay cười ẩm lên rằng :

-Thôi ông này không đi học rồi ! Chả biết Trời, biết đất là gì ! Trời là “thiên”, đất là “địa” mà cũng không biết, còn ra cái gì.

Ông khách giận lắm, nói lấp liếm chữa ngượng :

– Thằng này trẻ con thực !

-Còn ông thì người lớn ! Đã là người lớn thời tôi đố ông biết : Trên trời có gì ? Dưới đất có gì ?

Trời có trăng sao, đất có sông núi chứ gì ? Vậy cũng hỏi.

– Ông nói không phải. Trên trời có hai người, dưới đất có một người học trò.

phe – Ai bảo thế ?

– Thánh bảo chứ ai bảo. Ông chưa học chữ “thiên”, chữ “địa” à ? “Nhị nhân” là chữ “thiên”. “Sĩ dã” là chữ “địa” chẳng phải thế là gì ?

Nguyên chữ “thiên” tựa như gồm hai chữ “nhị” và “nhân” nghĩa là hai người; chữ “địa” gồm hai chữ “sĩ” (đúng ra là chữ thổ) và chữ “dã”. Mà chữ “sĩ” là học trò. Quệnh quạng thế nào, Chung Nhi lại thánh tướng như người đang “chiết tự” ấy.

Ông khách nghe vậy, lấy làm phục, lại hỏi :

Trên trời có hai người là những ai ? Còn dưới đất có một người học trò là ai ?

Chung Nhi đáp :

– Hai người là ông trời, bà trời. Còn một người học trò ở dưới đất là tôi chứ ai !

Ông khách nghe nói vậy, rợn tóc gáy, than rằng :

– Mình rõ không bằng một đứa trẻ.

4. MUA LỢN

Năm mười ba tuổi, Chung Nhi học hành vẫn không đâu vào đâu, chỉ giỏi nghịch ngợm. Ông bố thấy vậy, rất buồn, tự nhủ: “Giỏ nhà ai quai nhà nấy, cung cách này đành cho theo nghề mổ lợn vậy”.

Từ đó, Chung Nhi bỏ học theo bố làm nghề mỏ lợn và chú bé cảm thấy thích thú lắm, thuộc vanh vách những câu nói lái, cách mời chào trong nghề.

Một hôm, hai cha con sang làng bên mua lợn. Chủ nhà đang ngủ, nghe tiếng ầm ĩ, bực mình, ra xem có việc gì. Thấy nói có người đến mua lợn, ông ta chẳng nói chẳng rằng, lau mặt, vuốt râu, rồi bỏ vào nhà trong. Chung Nhi vội xông vào chuồng, trói nghiến lợn lại, rồi đặt tiền trước thềm nhà và giục bố khiêng lợn về.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x