
Khoa Cử Và Các Nhà Khoan Bảng Triều Nguyễn – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Khoa Cử Và Các Nhà Khoan Bảng Triều Nguyễn của tác giả Phạm Đức Thành Dũng, Vĩnh Cao, Phan Thuận An, Phan Thanh Hải, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Phước Hải Trung, Nguyễn Tấn Phong mời bạn thưởng thức.
II. NHO HỌC TẠI VIỆT NAM
Trung Quốc là nơi phát xuất Nho học, là trung tâm của học thuật này. Các nước lân cận đồng văn hóa với nước này đều noi theo nền Nho học đó. Tuy có vận dụng để đổi thay cho hợp hoàn cảnh đất nước, nhưng những phần trọng yếu về lề lối giáo dục, về cách thức tuyển chọn nhân tài, cũng như quan điểm về luân lý đạo đức đều dựa vào Nho học để phán đoán, đánh giá.
Nước ta liên hệ với Trung Quốc mật thiết hơn các lân bang khác vì bị nội thuộc Trung Quốc trong một thời gian dài từ Hán Vũ Đế đến đời Ngũ Quí, kéo dài cả ngàn năm, mà thời đại đó Nho học cực thịnh tại Trung Quốc. Nho học ở nước ta vào thời kỳ triều Đông Hán cai trị Trung Quốc có phần phồn thịnh. Thuở ấy có Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng đỗ Hiếu liêm và Mậu tài làm quan ở Trung Quốc. Đến đời Tam Quốc (năm 220 – 265 sau CN), Sĩ Nhiếp sang làm Thái thú hết lòng mở mang việc học và truyền bá Nho học ở nước ta khiến Nho học ngày càng thịnh hành.
Vào thời đại tự chủ như Ngô, Đinh, Tiền Lê, lề lối giáo dục ở nước ta phỏng theo nhà Đường, ngoài Nho học còn có Lão học và Phật học cũng thịnh, nhưng đều dựa vào nền móng của Nho học đã có từ lâu. Giới văn chương uyên áo phần lớn nằm trong tăng lữ vì do việc học kinh kệ của họ. Đến đời nhà Lý, việc thảo văn từ giao dịch với Trung Quốc cũng giao cho giới tăng nhân. Đến đời vua Lý Thánh Tông (1034 – 1072) mới lập Văn Miếu thờ Khổng Tử, Chu Công và Thất thập nhị hiền. Vua Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám đào tạo nhân tài, mở ra Hàn Lâm Viện. Nho học thịnh từ đó cho đến đời Nguyễn. Những lề lối chính trị, giáo hóa, tế tự, các chế độ giáo dục đều dựa trên nền tảng Nho học, vận dụng các biện pháp đã thi hành rất hiệu quả tại các triều đại trước đây ở Trung Quốc mà đem áp dụng vào nước ta. Tuy nhiên, phần lớn vụ vào hình thức bên ngoài, không ai phát huy được uyên thâm của Nho học. Suốt các triều đại cũng nhiều bậc khoa bảng nổi danh, nhưng không có học thuyết có giá trị bất hủ. Tuy vậy, cũng nhờ nền giáo hóa theo Nho học mà các triều đại ở nước ta đào tạo được nhiều bậc hiền lương đạo đức, có khí tiết, đáng nêu gương cho hậu thế.
Đến đời Nguyễn, chữ Nho được dùng làm văn tự chính thức, nên nền giáo dục ở nước ta dần dần không khác mấy so với Trung Quốc. Sách vở dùng ở trường ốc đều dùng những sách học của những nhà Nho được phong là Thánh hiền. Cũng nhờ vậy, văn chương của các bậc Khoa bảng thời này không kém sút gì các văn gia tại Trung Quốc, nhưng họ cũng không phát huy được gì vì cái học của họ quá thiên về từ chương. Và cũng vì thế mà lối văn cử nghiệp rất được thịnh hành. Tuy nhiên, sự giáo hóa trọng luân thường đạo lý, trọng khítiết nhân nghĩa luôn luôn được đề cao và ảnh hưởng mãi cho đến ngày nay.
III. VIỆC THỜ ĐỨC KHỔNG TỬ
1. TIỂU SỬ CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ
Khổng Tử tức Thầy Khổng, họ Khổng tên Khâu. Ngài sinh năm 551 trước Công Nguyên tại nước Lỗ nằm phía nam tỉnh Sơn Đông ngày nay. Thân phụ ngài là Thúc Lương Ngột vốn là quan võ. Ông này có vợ trước sinh được chín người con gái, đến khi lấy bà Nhan thị thì sinh được ngài. Bà Nhan thị có cầu tự tại núi Ni Khâu nên khi sinh được ngài, đặt tên là Khâu, tự Trọng Ni. Theo sử chép, lúc ngài ba tuổi, thân sinh đã mất. Thuở nhỏ ngài chơi với trẻ con hay bày đồ cúng tế.
Điều này chứng tỏ ngài vốn trọng lễ nghĩa. Năm mười chín tuổi ngài nhận chức Ủy lại coi việc đong thóc ở kho. Sau đó làm Ti chức trông coi việc nuôi bò dê. Thuở ấy tuy còn nhỏ, nhưng ngài đã nổi tiếng là người học giỏi. Quan nước Lỗ là Trọng Tôn Cô cho hai con là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo ngài học lễ. Về sau, ngài đến học ở Lạc Ấp là Kinh đô của nhà Chu. Ngài nghiên cứu chế độ tại miếu đường, xét việc tế lễ. Ở Lạc Ấp một thời gian, ngài trở về Lỗ. Được vài năm, trong nước có loạn, ngài bỏ sang nước Tê. Vua Tê hỏi han về chính sự, ngài tỏ bày thấu đáo khiến vua rất vừa ý, toan lấy đất Ni Khê phong cho ngài nhưng Đại phu nước Tề thời đó là Án Anh can ngăn. Sau đó, khi đã 35, 36 tuổi, ngài trở về nước Lỗ dạy học trò và nghiên cứu đạo Thánh hiền ngày xưa.
Đến năm 51 tuổi, vua nước Lỗ mới dùng ngài làm Trung đô tể. Được một năm, ngài được thăng làm Đại tư khấu, tức quan coi về hình pháp. Ngài đặt ra luật lệ cứu giúp người nghèo, định rõ việc tống táng, đặt luân thường đạo lý phân biệt trai gái… Ngài làm Đại tư khẩu được bốn năm thì được vua đưa lên làm Nhiếm tướng sự trông coi chính sự, khiến nước Lỗ trở nên thịnh trị. Sau nước Tề làm kế lí gián khiến vua Lỗ không dùng ngài. Ngài bỏ đi chu du khắp thiên hạ bày tỏ cái đạo của mình. Ngài khi đến Tống, khi đến Vệ, đến Trần… trôi nổi mười bốn năm. Đến lúc 68 tuổi trở về nước Lỗ, ngài ở nhà dạy học và san định lại những sách vở đời trước, cùng viết sách Xuân Thu bày tỏ đường lối chính trị cùng cái đạo của mình. Ngài mất năm 478 trước Công Nguyên, thọ 73 tuổi.
Khổng Tử là một nhà Nho. Ngài là người bảo thủ bênh vực những truyền thống cổ. Ngài là nhà giáo dục giải thích kho văn hóa cổ truyền cho các đệ tửcủa mình. Nhưng những giải thích này dựa vào quan niệm đạo đức của riêng ngài. Tinh thần sáng tạo qua những điều giải thích đó, đã được những người nổi chí ngài truyền từ đời này sang đời khác. Vì thế, ngài chiếm một địa vị đặc biệt đối với các học giả đương thời, và trở thành người sáng lập một học phái mới mang tên Nho gia, chuyên nghiên cứu về Lục nghệ (Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu).
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.