Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Khởi Nghĩa Hoàng Công Chất của tác giả Nguyễn Thị Lâm Hảo mời bạn thưởng thức.

Chính vì vậy mà ngày nay trong các di chỉ khảo cổ học, cũng như trong các tàn tích văn hóa phản ánh qua các tư liệu dân tộc học, còn thấy rõ những yếu tố văn hóa Trung Á trong văn hóa Đông Nam Á và ngược lại) Điện Biên trong lịch sử lại là đường vận tải văn hóa Ân Độ qua Việt Nam với những ảnh hưởng của đạo Bà la môn và Phật giáo. Ngược lại, cũng qua đây, các cư dân bản địa ở Đông Dương đã chuyển sang Ấn Độ và tây nam Trung Quốc những thành tựu văn hóa truyền thống của mình.

Cho đến những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thậm chí đến tận những năm 40 của thế kỷ này, căn cứ vào những hiện tượng còn in khá đậm nét trong trí nhớ của những người già, căn cứ vào những sách vở lưu truyền lại như nhật ký của Máccô Pôlô); Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, vào các sách của Trung Quốc và đặc biệt một số cuốn sách của người Thái Lan, Lào viết trên lá cọ hay giấy bản, và gần đây vào những sách của các tác giả thời thực dân Pháp hồi buổi đầu mới sang xâm chiếm Việt Nam, ngày nay ta vẫn có thể mường tượng được khá cụ thể những con đường xưa tỏa ra từ Điện Biên đi các địa phương trong lục địa Đông Nam Á.

Các con đường mòn từ Điện Biên tỏa đi khắp những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa miền giáp ba nước Việt – Trung -Lào. Dọc theo Mường Pồn, Mường Mươn, Mường Lay đi Phong Thổ (Lai Châu) sang Lào Cai. Ngược lại, vượt qua Tây Trang là sang đến đất Lào, xuôi xuống miền Sâm Nưa tới Luông Pha Băng, ngược lên Phong Saly tới Chiềng Hùng, thủ phủ của khu tự trị Xip Xoong Păn Na giầu đẹp và cổ kính, hay rẽ sang miền đất của Bang San ở thượng lưu hai sông Xaluen và Irauađi của Miến Điện. Cũng từ Điện Biên, nếu đi xa về phía đông nam là vượt qua Mường 2 Phăng, tới Mường Ảng về Tuần Giáo, từ đó vượt đèo Pha Đin tới Thuận Châu và Mường La, trung tâm của ngành Thái Đen.

Nếu đi về phía tây nam qua miền Tam Luân xuôi xuống Xốp Cập, có thể rẽ sang vùng Trung Lào hay về miền thượng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.

NHỮNG CUỘC BINH BIÊN Ở ĐIỆN BIÊN:

Vào khoảng thế kỷ XI, XII Chúa Lạng Chượng đem binh lên “lấy Mường Thanh”, chinh chiến liên miên một thời gian dài, Lạng Chượng làm chủ Mường Thanh và tiếp đến con, cháu Lạng Chượng là Khum Pe, Khum Mứn làm chủ. Đất Mường Thanh trong một thời gian dài đã bị các chúa Thái, chúa Lự phong kiến thay nhau nắm quyền cai trị.

Thời Lê Lợi cầm quân đánh giặc Minh, giải phóng đất nước. Nghĩa binh áo vải của Sa Khả Sâm tham gia chiến đấu, sau khi đại thắng được Lê Lợi phong chức tước lớn, làm chủ vùng đất phía trên của lộ Đà Giang (tức vùng Tây Bắc). Năm 1431, Lê Lợi cầm quân ngược sông Đà lên Mường Lễ (tức Mường Lay, Lai Châu) đánh Đèo Cát Hãn, thu hồi lại Mường Lễ (bao gồm cả Mường Thanh). Sau thắng lợi, trên đường theo sông Đà trở về xuôi, Lê Lợi đã làm thơ khắc vào vách đá Pú Huổi Chỏ (Lai Châu).

Năm 1751, Hoàng Công Chất, một lãnh tụ khởi nghĩa vùng Sơn Nam (Thái Bình) đã liên kết cùng các thủ lĩnh địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh đánh tan quân giặc Phẻ ở thành Tam Vạn (Sam Mứn). Mường Thanh và các vùng đất gần đó được giải phóng vào tháng 5 năm 1754. Sau chiến thắng 1754, Hoàng Công Chất đã cho xây dựng thành Bản Phủ (nay là xã Noong Hẹt, Điện Biên). Năm 1767, Hoàng Công Chất mất, con là Hoàng Công Toản lên thay. Năm 1769, Hoàng Công Toản bị quân chúa Trịnh đánh tan. Nhân dân ở khu vực này đã lập đền thờ ông.

Năm 1872 giặc cờ vàng do tên Diệp Tài cầm đầu lại tràn vào Tây Bắc. Giặc tràn đến đâu thì số phận người dân như “cá sa lưới”. Nhân dân Mường Thanh phối hợp với tướng cờ đen là Lưu Vĩnh Phúc và đặc biệt là lực lượng của Chương Han, người anh hùng dân tộc Khơ Mú đã đánh dẹp cờ vàng mãi đến năm 1880 mới tạm xong. Giặc cờ vàng rút thì tiếp theo giặc Pháp tràn đến.

Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhưng đến năm 1890 thực dân Pháp mới đặt được ách thống trị ở Lai Châu. Theo Nghị định ngày 6/1/1891 của Phủ Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp thì Lai Châu (trừ Phong Thổ) thuộc đạo quan binh thứ tư trực tiếp nằm trong khu vực quân sự Vạn Bú. Năm 1910, tỉnh Lai Châu được thành lập, Điện Biên thuộc Phủ Điện Biên (Phủ Điện Biên có châu Điện Biên và tổng Tuần Giáo). Cùng với nhân dân trong tỉnh và nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc Điện Biên đã không ngừng nổi dậy đấu tranh, phong trào nổ ra liên tiếp, thu hút đồng bào các dân tộc tham gia. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu như: Cuộc khởi nghĩa năm 1914 của Lường Sám (Lường Bảo Định). Đến năm 1916 phong trào Lường Sám chấm dứt.

Cuộc khởi nghĩa 1918 của Pa Chay (trong nhân dân còn nhiều tên gọi khác: Giàng Tả Chay, Vàng Tủa Chay, A Chay, Bả Chay,…) dân tộc Mông. Phong trào tồn tại 5 năm, chấm dứt năm 1922.

Trong thời gian dài thống trị ở Lai Châu, thực dân Pháp đều đặt Lai Châu dưới chế độ quân quản, đứng đầu châu Điện Biên là một võ quan.

Trong chiến dịch Tây Bắc 1952, Điện Biên được giải phóng lần thứ nhất. Đến tháng 11/1953, thực dân Pháp lại nhảy dù tái chiếm Điện Biên Phủ. Tướng Na Va đã dốc sức xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có ở Đông Dương, một “pháo đài bất khả xâm phạm”, một “chiếc cối nghiền thịt” quân chủ lực Việt Minh.

Nhằm đập tan âm mưu của địch, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị ta đã họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng và Bí thư Đảng ủy mặt trận. Ngày 13/3/1954, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định nổ phát súng đầu tiên tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường và anh dũng của bộ đội ta, ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x