Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Khuê Phụ Thán của tác giả Bảo Thái mời bạn đọc thưởng thức.

Nổi Lòng Thượng Tân Thị

Cố đô Huế ngày một trầm xuống, với những nếp rêu phong như mang trên mình nó ký ức nặng chĩu của một dĩ vãng đau buồn vời vợi. Mỗi một đường nét, mỗi một vẻ của kinh thành đều muốn nói lên nỗi lòng hoài vọng, thương tiếc, xót xa của một thời vang bóng. Cỏ cây, sông núi hình như cũng chung một niềm đau trước sự suy tàn của một triều đại.

Trên hết những nỗi đau thống thiết, người ta đọc thấy nỗi lòng của một bà mẹ với những giọt nước mắt âm thầm qua bài thơ của Thượng Tân Thị:

“Con ôi, ruột mẹ ngấu như tương

Bảy nổi ba chìm xiết thảm thương.

Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự,

Ðầy vơi giọt lệ nước sông Hương

Quê người đành gởi thân trăm tuổi,

Ðất tổ mong vì nợ bốn phương.

Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp

Ðể cho vẹn nỗi mối can thường.”

(năm 1919)

Ðây là bài thứ 4 trong 10 bài Khuê Phụ Thán của Thượng Tân Thị.

Nếu đúng với tâm tình ký thác trong bài thơ nầy, tác giả Thượng Tân Thị chính là bà hoàng phi Nguyễn thị Ðịnh, thân mẫu của vua Duy Tân đã khóc thân nhân mình trong hoàn cảnh cùng chồng và con đi đày ở đảo Réunion, thuộc địa Pháp ở Phi Châu. Ðiều nầy viết theo nhận định của một số bà con trong hoàng tộc.

Tuy nhiên, có nhiều người cho Thượng Tân Thị chỉ là bút hiệu của một thi sĩ nào đó muốn thác tâm tình của bà hoàng phi mà thôi. Sự thật như thế nào, xin nhường lại cho các bậc trưởng thượng hiểu rõ vấn đề hơn. Người viết chỉ trình bày nỗi lòng của một bà mẹ ký thác trong thơ Thượng Tân Thị mà thôi.

Tìm đọc giả phả giòng họ Nguyễn Phước, nhất là về các vua Thành Thái, Duy Tân thuộc hệ 4/ Chánh Biên, người viết rất tiếc không được đọc bản gốc của hệ 4 Chánh Biên mà chỉ căn cứ trên cuốn “Nguyễn Phước Tộc Thế Phả” xuất bản vào năm 1995 gần đây mà thôi.

Trong cuốn Gia Phổ nầy hệ 4 Chánh Biên có thật nhiều khoảng trống. Có thể vì người có trách nhiệm ghi chép phổ tộc trước đây đã ghi chép không đầy đủ, không rõ ràng, nên những người thuộc lớp sau không truy lục lại được. Chẳng hạn về bà hoàng phi phối ngẫu của vua Thành Thái, thân mẫu của vua Duy Tân, phổ tộc chỉ ghi là bà Nguyễn (Tài) thị Ðịnh, không có năm sinh, năm mất, năm phong tước…

Riêng vua Duy Tân sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19-9-1900). Ngoài ra, điều ai cũng biết, vua Thành Thái có nhiều phu nhân, nhưng không có bà nào được ghi trong cuốn gia phổ nầy để xác định ai là thân mẫu của 19 hoàng nam và 26 hoàng nữ, con của ngài.

Bối cảnh lịch sử

Sau khi vua Ðồng Khánh mất vào ngày 27-12 năm Mậu Tý (28-1-1889), triều đình Huế và hoàng tộc đã gặp trở ngại trong việc chọn người kế vị.

Con của ngài Ðồng Khánh có:

-Bửu Nguy (chết sớm)

-Bửu Nga (chết sớm)

(mẹ là bà Phụ Thiên Thuần Hoàng Hậu).

-Bửu Ðảo (hay Tuấn) tức là vua Khải Ðịnh về sau nầy.

-Bửu Khoát (mẹ là bà Hựu Thiên thuần Hoàng Hậu).

Bửu Ðảo (sinh năm 1885) lúc nầy chỉ vừa 4 tuổi, tuổi quá nhỏ không thể nối ngôi được cho nên triều đình và lưỡng cung (Từ Dũ Thái Hoàng Thái Hậu và Lệ Thiên Anh hoàng hậu) quyết định chọn Bửu Lân:

Bửu Lân (sinh năm 1879) con của vua Dục Ðức lúc nầy được 10 tuổi kế vị ngôi vua. Lúc nêu lý do ngài Bửu Ðảo không được chọn để nối ngôi, về sau nầy có nhà văn đã viết: “Tại sao Khải Ðịnh không được nối ngôi Ðồng Khánh năm 1888? . . .Hội Ðồng Hoàng tộc xét thấy ông không hội đủ một số điều kiện cần thiết, trong đó có vần đề không có con nối dòng cũng đã được đề cập đến.” Viết như vậy là thêu dệt thêm. Ai lại đặt vấn đế không có con nối dòng lúc người ấy còn là vị thành niên 4 tuổi?

Vua Thành Thái được chọn nối ngôi, đến bái yết quan tài của vua Ðồng Khánh (gọi là tử cung) sau đó, sang nội các chọn ngày tấn tôn. Người ta cho rằng vua Thành Thái có “chân mạng đế vương” vì ngài đã bói được hai câu trong sách Luận Ngữ:

-câu đầu trong thiên “Công Dã Tràng”: Tử vị Công Dã Tràng: “Khá thế dã. Tuy tại luy tiết chi trung, phi kỳ tội dã dĩ tử thế chi.”

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói về Công Dã Tràng rằng: “Có thể gả con gái cho trò ấy. Dù trò ấy ở trong cảnh lao tù nhưng không phải là người có tội.” Rồi đem gả con gái cho Công Dã Tràng.

-câu hai trong Thiên Ung Dã là:

Tử viết: “Ung dã, khả sử Nam điện.”

Dịch nghĩa: Khổng Tử nói rằng: “Trò Ung có thể ngồi ngoảnh mặt về hướng Nam (tức là vị trí của vua ngồi để trị nước)”.

Hai câu trên đều ứng với hoàn cảnh của ngài lúc đó.

Tuy nhiên, cũng có nhiều dư luận cho việc chọn ngài nối ngôi không phảI do ý kiến của lưỡng cung và của triều đình mà do có người “tay trong” làm việc tại Tòa Khâm, đó là ông Diệp Văn Cương vốn là chồng của công chúa Công Nữ Thiện Niệm. Công chúa Thiện Niệm con của ThoạI Thái Vương, vua Thành Thái gọi bằng cô ruột.

Nguyên do vua Ðồng Khánh mất, Cơ mậy viện không dám chọn vua mới nên phảI sang Tòa Khâm để hỏi ý kiến của vị Khâm Sứ. Ông Diệp Văn Cương làm việc tại đây lãnh trách nhiệm thông dịch. Chú thích của Nguyễn Phước Tộc Thế Phả (trang 39 ghi như sau:

Cơ mật viện hỏi: “Hiện nay vua Ðồng Khánh đã thăng hà, theo ý cùa quí Khâm Sứ thì nên chọn ai kế vị?”

Ông Diệp Văn Cương dịch câu trên thành: “Nay vua Ðồng Khánh đã thăng hà, lưỡng tôn cung và Cơ mật viện đồng ý chọn hoàng tử Bửu Lân lên nối ngôi, không biết ý kiến của quí Khâm Sứ như thế nào?”

Nghe vậy quan Khâm Sứ đáp: “Nếu lưỡng cung và Cơ mật viện đã đồng ý chọn hoàng tử Bửu Lân thì tôi xin tán thành.”

Câu này ông Diệp Văn Cương lại dịch là: “Theo ý tôi thì các quan Cơ mật nên chọn hoàng tử Bửu Lân là hơn cả.”

Chú thích ghi tiếp:

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x