
Kinh Dịch Xưa Và Nay Tập 2 – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Chiêm Nghiệm Dịch Lý là gì ?
Chiêm Nghiệm: là thí nghiệm xem xét và chứng đạt.
Lý DỊCH : là Lý Lẽ Biến Hóa của Vũ Trụ Vô Hữu.
Người Học Địch khi Chiêm Nghiệm Lý Dịch là tự mình thínghiệm xem xét chứng và đạt Lý Lẽ Biến Hóa ở khắp Vũ Trụ Vô Hữu, tự mình biện minh chứng nghiệm Yếu Lý Đồng Nhi Dị (giống mà hơi khác) tức Âm Dương Trí Tri Ý là Chân Lý muôn đời khắp mọi nơi.
Chiêm Nghiệm Lý Dịch nhờ vào các hiện tượng Dịch Lý Báo Tin, Người Học Dịch thông dịch lại cho đúng nội dung Tạo Hóa. Như vậy, Chiêm Nghiệm Lý Dịch chính là Tri Lai Tri Văng, là Quán Thông Thiên Địa, mà thời danh gọi là Khoa Tri Hóa Thần Toán là một Khoa Tiên Tri Tiên Giác Siêu Việt.
Tri Hóa Thần Toán là phép tính toán bằng Số Lý và Tượng Số rất linh diệu khiến cho sức Hiểu Biết Biến Hóa nhanh đúng như Thần. Trong Dịch Lý Việt Nam, chữ Thần có nghĩa quá nhanh, lập tức, mầu nhiệm như là Thần Thức và Đức Thần Minh, so với sự chậm chạp của Trí Tri Ý Thức thông thường. Thần Thức và Đức Thần Minh là phần ẩn tàng, bỗng nhiên, vô tư so với Trí Tri Ý thông thường là phần hình hiển thường dùng có lý luận, phải suy tư. Cả hai đều do Trí + Tri thành ý (thức) người ta quen gọi là Lý Trí. Trí (hiểu) Tri (biết) là Đồng Nhi Dị của Ý (Hiểu Biết), tức Trí với Tri giống mà hơi khác tí xíu.
Thần là sự biến hóa của Trí Tri quá nhanh, trí thường khó bắt kịp. Cần phải có Thần Thông Giao, Thần Thông Tri và Thần Tri Hóa, do theo dõi và rèn luyện phép Trụ Thần lâu dần thì mới đạt tới trình độ Thần Hoạt Biến (Hoạt Bác Biến Thông). Có người cho Chiêm Nghiệm Dịch Lý là phép Nhập Thần, Nhập Thức, một kiểu Thiển nào đó, cũng gần như vậy, vì :
“Thần vô phương nhi Dịch vô thể
Thần không ở đâu cả mà Thần ở tất cả mọi nơi.
Thần không làm gì cả mà Thần làm tất cả mọi việc. Dịch không là gì cả mà Dịch là cái gì đó. Dịch là tất cả.
Thần với Dịch là một, là muốn nói đến cái Biến Hóa lập tức mầu nhiệm siêu tuyệt có sẵn trong mỗi người và muôn vật.
Vậy cái gì cũng là Thần cả: con người, thượng đế, mặt trời, mặt trăng, luồng gió, cọng cỏ, ruồi muỗi, đất đá, tế bào, làn da, sợi lông, điện tử, nguyên tử, ánh sáng, nóng lạnh, sấm sét … hễ có Biến Hóa, có động tĩnh, có nhanh chậm đều gọi là Thần. Nên phép Tri Lai Tri Văng là phép Cùng Thần Tri Hóa. Ta là Thần, Khác Ta cũng là Thần. Các Thần thông giao, trao đổi tìm hiểu là thông tri, mà hóa ra có hiểu biết mới, là Trị Hóa. Trong một lúc, một lượt, Thần giao du tiếp xúc trao đổi nẩy sinh Ý mới lạ nhanh chóng phi thường với một hay muôn ngàn triệu ức Thần khác, liền hiểu đại ý hay sâu sắc nội tâm sống động của bất cứ Thần nào (sự lý sự vật nào), như vậy là Thần Hoạt Bác Biến Thông.
Người theo dõi học tập Khoa Dịch Lý Việt Nam và thường
xuyên Chiêm Nghiệm Lý Dịch đến rốt ráo sẽ có sức hiểu biết linh động vô cùng, gọi là sở đắc về Thần Hoạt Biến, biểu hiện như tai thì thính, mắt thì tỉnh, thần trí thì sáng, tâm ý thì chính, thân xác thì linh động, văn ngôn thì lưu loát, v.v…
Nhờ đó Người Học Dịch sẽ dễ thấu suốt được đường đi đĩ nhiên của muôn loài vạn vật bất kể ở không gian nào, gọi là Cảm Thông Thiên Địa và Quán Thông Thiên Địa, mà người đời thường nói là Tiên Tri Tiên Giác. Tiên Tri giống mà hơi khác với Tiên Đoán. Người đời đa số cũng như người mới học Dịch thường đạt sự hiểu biết thuộc về Tiên Đoán chỉ đúng ở từng sự vật việc có thời gian không gian trong phạm vi tương đối, như biết có mưa không mưa, sống hay chết, ở hay đi, cao hay thấp, được hay thua, kiết hay hung, họa hay phước v.v…
Kiến thức của một Dịch Học Sĩ chính tông không dừng lại ở tài năng Tiên Đoán, mà thường đạt đến trình độ Tiên Trì Tiên Giác, hiểu rõ qui luật Vũ Trụ, đường đi của Tạo Hóa muôn đời và mãi mãi, tức Hội Lý Quán Thông Thiên Địa. Kiến thức thuộc về Chân Lý tuyệt đối hằng cửu, ở đâu cũng đúng, lúc nào cũng đúng, như biết tất cả đều Biến Hóa Hóa Thành trong vô giây phút, tất cả đều phải Đổng Nhi Dị (giống mà hơi khác), phải manh nha cực. Tất cả phải đi trong Nhất Lý là Âm Dương Lý, Nhất Luật là Biến Hóa Luật…
Con người Dịch Lý Học từ cái Tương Đối về Tuyệt Đối và từ Tuyệt Đối đi vào Tương Đối, đến chỗ vào ra Tương Đối – Tuyệt Đối nhạy bén nhất quán, tức thường dùng Đức Thần Minh Vô Tư biến thông vào mọi khung cảnh hoàn cảnh của muôn vật để Tri Hóa Cảm Thông chúng một cách sâu kín nhiệm nhặt.
Thế là cá nhân tự thân sống động hòa mình với vũ trụ. Xuất Thế cũng là Nhập Thế và Nhập Thế là Xuất Thế, khai nguyên muôn vật làm thành công vụ cho Thiên Hạ trong Vũ Trụ Vô Hữu.
Vậy Chiêm Nghiệm Lý Dịch tuy là trò chơi trong lúc học Dịch Lý nhưng ích lợi thì vô cùng. Nó cũng gần như là điều kiện để chứng minh trình độ đạt, ngộ Dịch, vì chưa có ai gọi là Đạt Dịch mà không có tài Tiên Tri, Tiên Giác. Mong các bạn lưu tâm nghiêm túc trau dồi một học thuật siêu đẳng, chứ không phải chuyện huyền bímê tín dị đoan phản khoa học như có người lầm tưởng. Sư Tổ Dịch Lý Việt Nam là Dịch Lý Sĩ Xuân Phong Nguyễn Văn Mì nhận định về giá trị của KHOA ĐỘNG TĨNH HỌC tức KHOA DỊCH LÝ BÁO TIN như sau:
“ Giá trị của Khoa Động Tĩnh Học là đời đời vượt trên tất cả mọi không gian, thời gian ở Xã Hội Loài Người. Bởi nó được đề ra lấy Năm, Tháng, Ngày, Giờ làm Động Tình Công Thức Hữu Thường”.
” Sự thật trong Vũ Trụ cái thứ giống gì có Hóa Sinh Hóa Thành thì phải có sự khởi đầu CỰC KHÔNG, rồi mới MANH VI VÔ HỮU TĨNH ĐỘNG được. Nếu chẳng phải vậy thì khắp nơi đang là KHÔNG HOÀN TOÀN KHÔNG sao? – Vô lý !!”
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.