
Kinh Điển Văn Hóa 5000 Năm Trung Hoa Tập 2 – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
NGUYÊN LÝ DỊCH SỐ VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG
Số là sự thăng hoa của tượng, dịch số bắt nguồn tư dịch “tượng”, hào số trong “Chu dịch” là tổ của vạn số.
Dịch số bao gồm số của cả thiện địa – số của đại diễn sổ của Kỳ ngẫu (số lẻ, chẳn) và nội dung tử đại sinh thành số (bốn số lớn sinh thanh). Trong đó, dịch số hà lạc có nội hàm quan trọng trong khoa học sinh mệnh.
Số học dịch tượng của sự kết hợp giữa dịch tượng và dịch số có ý nghĩa quan trọng về phương diện đi sâu làm sáng tỏ thêm dịch lý. Số là điểm cơ bản của Khoa học tự nhiên, dịch số được ứng dụng quan trọng về mặt khoa học tự nhiên. Sự ứng dụng về mặt chiêm phệ (bói toán) của tượng số còn được gọi là thuật số học, là hạt nhân của văn hoá chiên phệ, sự tương bổ tương thành giữa tượng số và thuật số đều là hạt nhân của dịch học.
Đặc điểm tượng số của “Chu dịch” là thông qua tượng số phân tích làm sáng tỏ dịch lý. Trong quá trình từ tượng đến số, từ số đến lý, về khách quan đã thúc đẩy sự phát triển tư duy hình tượng đến tư duy trừu tượng, làm cho tư duy cổ đại được thăng hoa, từ đó đã để cao được ý nghĩa trọng đại trong phát triển tư duy của số.
Giá trị to lớn trong dịch học của dịch số không những có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của tượng, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của dịch lý, quy luật phát triển giữa hai bộ môn đó với nhau là: dịch số bắt nguồn từ tượng lại phát triển tượng lên, dịch số ra đời từ lý lại thúc đẩy cho lý phát triển. Ba bộ môn số và tượng, lý tương phản tương thành, cùng chung kích thích sự phát triển của dịch học và khoa học tự nhiên.
Dịch số là chỉ nội hàm trong dịch học, quy luật vận số và phạm trù ứng dụng của dịch số. Dịch số chủ yếu bao gồm số của thiên địa, số đại diễn (là chỉ số 50), số kỳ ngẫu (số chẵn lẻ) và nội dung tứ đại sinh thành số. ứng dụng chủ yếu để nói rõ dịch lý và chiêm phệ. Trong đó, về phương diện chứng minh dịch lý thường thường số kết hợp với tượng, tức gọi là tượng số học. Còn việc ứng dụng của phương diện chiêm phệ được gọi là thuật số học. Nhưng giữa tượng số và thuật số lại không phải phân ra rõ ràng tách bạch, mà là tượng bổ tương thành, cả hai đều là một hạt nhân chủ yếu của dịch học. Có tác dụng thúc đẩy quan trọng đối với sự phát triển của dịch học.
81. SỐ THIÊN ĐỊA CỦA “DỊCH” VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG
1. NỘI HÀM SỐ THIÊN ĐỊA CỦA “DỊCH”.
Thứ nhất : Lấy số thiên địa để chứng minh nguyên lý hợp nhất thiên địa.
Số thiên địa bao gồm hai loại đại số thiên số và địa số bắt nguồn từ “Chu dịch”, mục đích là dùng để chứng minh qui luật tụ nhiên của vũ trụ. Như viết :
“Thiên nhất, địa nhị; thiên tam, địa tứ; thiên ngũ, địa lục; thiên thất, địa bát; thiên cửu, địa thập”. (“Dịch, hệ từ”)
Cực “Chu dịch” là để coi trọng thiên địa, như viết: “hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên” (“Có trời đất, sau mới sinh ra vạn vật vậy”). (“Dịch, Hệ từ”)…
Nên ‘Chu dịch” bàn về số; chủ ý là lấy số để chứng minh sự biến hoá vận động của thiên địa. Như viết :
Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhỉ các hữu hợp. Thiên số nhị thập hữu ngủ, địa số dĩ thành biến hoá nhi hành quỹ thần dã. (“Dịch. Hệ từ”)
Tức lấy năm số lẻ (Kỳ số): 1, 3, 5, 7, 9 làm thiên số, hợp cộng lại thành số 25, lấy năm số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10 làm địa só, hợp lại thành 30, số thiên địa tổng hợp lại là 50 dư 5. Từ đó mượn sự tương hợp số của thiên địa để thuyết minh quan hệ hợp nhất của thiên địa.
Thứ hai : Lấy số thiên địa làm tiêu chí quá trình tiêu trưởng “chu dịch” đặc biệt là lấy sự nghịch thuận của âm dương của số để làm tiêu chí mất còn của âm dương thiên địa, như viết :
Số vàng giả thuận, trì lai giả nghịch, thị số dịch số nghịch dễ.. (“Dịch. thuyết quái).
Gọi là nghịch, thuận của số là chỉ “vãng lai” của số, “vãng” số là tả huyền (xoay sang trái), thuận thiên nhi hành nên viết thuận, “lai” số là xoay chuyển song hữu (phải) ng nịch thiên nên vận và nghịch, nên thuận số tượng trưng cho dương sinh âm trưởng, nghịch số tiêu chí âm trưởng dương tiêu. Như trong tiên thiên bát quái phương vị đổ của Phục Hy, các quẻ Càn, đoài, ly, chấn của nửa vòng bến trái lấy tả huyền vì thuận (quay bên trái làm thuận), tượng trưng dương trưởng âm tiêu. Ngược lại, với vòng tròn bên phải: Tốn, Khảm, Cấn, Khôn bốn quẻ này dịch về bên phải thể hiện dấu hiệu âm trưởng dương tiêu. Đúng như Chu Hy đã viết : “thiên tả hành, hữu địa tuyền” (Trời đi về phía trái, đất xoay về phía phải).
“Thiên tả hành, hữu địa tuyền) nhưng do thứ tự thuận của bát quái là từ phải sang trái, tức do : Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn, nên dương sinh xoay vòng sang bên trái (tả) theo thiên thời, âm trưởng di sang bên phải (hữu), tương phản đúng hướng tốt, nên viết : “dịch chỉ số do nghịch như thành hĩ” (số của dịch do ngược lại mà thành vậy). Vậy tức là “Dịch” lấy sự nghịch thuận của số để chứng minh giải thích mối quan hệ mật thiết giữa bát quái định vị với thiên địa vận hành, phản ảnh bối cảnh thiên văn của bát quái hùng hậu.
Thứ ba : Lấy số thiên địa để tượng trưng tứ tượng lão dương, lão âm, thiếu dương, thiếu âm là thái cực tứ tượng. Căn cứ theo nguyên lý thái cực âm dương tiêu trưởng, số tứ tượng tiêu chí cho bốn giai đoạn của thiên địa âm dương tiêu trưởng, tức lấy 6 làm số lão âm, tượng trưng cho cực của địa âm, lấy 7 số làm số thiếu dương đại biểu số khởi đầu của thiên dương, lấy 9 số làm số lão dương tiêu chí cho cực của thiên dương, lấy 8 làm số thiếu âm tượng trưng cho số khởi đầu của địa âm. Nhưng “Dịch truyện” tiến thêm một bước ứng hợp giữa tứ tượng số và hào số với nhau để dùng trong chiêm phệ bói toán.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.