
Kinh Điển Văn Hóa 5000 Năm Trung Hoa Tập 4 – Đọc Sách Online Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
QUAN HỆ TRỌNG ĐẠI GIỮA “CHỦ DỊCH” VÀ NHO HỌC TRUNG QUỐC
Chu dịch” là kinh điển chính thống của Nho học. Từ sau khi Khổng Tử xếp “Chu dịch” vào hàng lục kinh, “Chu dịch” ngày càng có địa vị đầy đủ hơn trong Nho gia.
Ở mỗi thời kỳ lịch sử cổ đại Trung Quốc, Dịch học và Nho học dường như đều là chủ lưu của tư tưởng văn hoá của thời kỳ ấy, vì vậy trong lịch sử, sự hưng suy của Dịch học và Nho học dường như cũng chung vận mệnh.
“Chu dịch” sở dĩ có ảnh hưởng quan trọng đến Nho học là vì Nho Dịch tương thông, về quan niệm triết học, xã hội và luân lý Nho Dịch đều có quan điểm nhất chí. Hai hệ tư tưởng này càng chủ trương tích cực nhập thể, nhấn mạnh trách nhiệm của cá nhân trong xã hội, đưa ra quan điểm luân lý đạo đức nhân nghĩa, vì thế Dịch học từ đầu đến cuối đều là cơ sở tư tưởng của Nho học, ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng Nho học.
Quan hệ Dịch – Nho cho thấy rõ triết học là cơ sở của hệ tư tưởng, triết học chỉ có kết hợp với thực tiễn xã hội mới có thể bộc lộ rõ sức sống không cùng của mình.
CHU DỊCH” LÀ KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG CỦA NHO HỌC
Lịch sử quan hệ “Chu dịch” và Nho gia đã trải qua nhiều cao trào:
Cao trào thứ nhất, thời Xuân Thu Khổng Tử đưa “Kinh Dịch” vào làm một trong lục kinh, và còn đưa cả tư tưởng Nho gia vào chú giải ở phần “Dịch truyện”, từ đó “Chu dịch” trở thành kinh điển chính thống của Nho học, cùng với “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Nhạc”, “Xuân thu”.
Cao trào thứ hai, thời Chiến quốc, nhờ sự nỗ lực của các học trò Khổng Tử. “Chu dịch” trở thành kinh điển quan trọng của Nho gia. Nhưng ngay sau khi “Chu dịch” trở thành kinh điển chính thống của Nho gia, Khổng Tửcùng học trò làm “Dịch truyện” thì Khổng Tử và môn nhân liễn đưa tư tưởng Nho gia vào “Dịch truyện”, khiến “Chu dịch” trở thành kinh điển quan trọng của Nho gia. Nhưng Chiến quốc là thời kỳ tao loạn, thời kỳ Bách gia nổi lên còn chưa hình thành tư tưởng thống nhất. Do đó “Chu dịch” chỉ là kinh diễn trọng yếu của Nho gia chứ chưa thành kinh điển thứ nhất.
Cao trào thứ ba, thời Hán, Hán Vũ Đế thu nạp quần điểm “Bãi chuất bách gia Độc tôn Nho thuật” do Đồng Trọng Thư đưa ra, khiến cho “Chu dịch” vượt qua các kinh trở thành kinh điển thứ nhất của Nho học. Do thời Hán thực hiện được sự thống nhất quyền lực nên tư tưởng cũng dần dà tập trung lại, nhờ đó địa vị chính thống của Nho gia được đề cao, “Chu dịch” cũng bắt đầu trở thành kinh điễn mở đầu của Nho học.
Cao trào thứ tư, thời Đường, theo sự phát triển của Kinh học, “Chu dịch” trở nên đứng đầu Kinh học, quan hệ với Nho học càng mật thiết hơn. Thời Đường Huyến học của Nguy Tấn suy tàn tụt hậu; giai đoạn Trung và Văn Đường do kinh tế phát đạt văn hoá cổ truyền cũng phát triển hơn hẳn trước đó, địa vị của Nho học trong Kinh họ cũng càng được đề cao, “Chu dịch” được liệt vào đứng đầu ngũ kinh, quán xuyến cả 13 kinh.
Cao trào thứ năm, thời Tống Minh, “Chu dịch” thành cốt lõi của Tổng Nho. Trình Chu được coi là đứng đầu Nho học, làm xuất hiện Lý học Tông Minh tức Tống Nho (Tân Nho giáo). Học phái này trở thành quyền uy tuyệt đối của tư tưởng văn hoá Trung Quốc. Tống Nho tiến một bước biến “Chu dịch” thành cốt lõi, khiến Nho học càng trở thành một thể thống nhất vững chãi.
Cao trào thứ sáu, thời Minh Thanh, là thời kỳ thịnh đạt của Nho học, là kinh điển chính thống của học thuyết chính thống ở Trung Quốc “Chu dịch” cũng phát triển thành đại biểu của văn hoá truyền thống Trung Quốc. Sau khi tiếp tục Tổng Nho, Nho học được đẩy lên một bước, xác nhận đây là thời kỳ chính thống của văn hoá Trung Quốc. Dịch học đã có tác động rất lớn đến việc triết lý hoá một bước Nho học.
Cuối thời nhà Thanh do Tây học tràn vào phương Đông triều đình Thanh lúng túng, cương thường của chế độ phong kiến và đạo Khổng Mạnh bị rung chuyển, Nho học cũng bắt đầu theo hướng suy yếu. Thời cận đại Nho học lại bắt đầu trỗi dậy hơn nữa còn cho thấy những đặc điểm mới và xu thế phát triển mới. Đặc biệt nổi lên tính quốc tế của Nho học, phản ánh ảnh hưởng trong nước và ngoài nước của Nho học. Là kinh điển chính thống của Nho học Dịch học cũng khôi phục lại sức mạnh kỳ lạ của mình. Thời cận đại Dịch học lại phát triển nhanh chóng chưa từng thấy trên toàn cầu.
Như vậy Dịch học và Nho học tương phụ tương thành, hai ngàn năm nay cùng trở thành cốt lõi của văn hoá chính thống Trung Hoa, hai ngàn năm nay như môi với răng, cùng chung vận mệnh, trở thành cột trụ vững chắc của văn hoá truyền thống Trung Quốc.
TIÊU ĐIỂM CỦA MỐI QUAN HỆ (TƯƠNG THÔNG) DỊCH, NHO
1. MỐI QUAN HỆ VỀ QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ
Mối quan hệ về quan điểm chính trị nhập thế tích cực.
“Chu dịch” và Nho gia đều chủ trương quan điểm chính trị nhập thể tích cực, ra sức tham gia vào chính trị và đóng góp cùng xã hội. Đây là chỗ tương thông quan trọng nhất của hai luồng tư tưởng này, là báu vật vô cùng quý giá, có ảnh hưởng lớn đến quan niệm “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu tránh” (Quốc gia hưng thịnh hay suy vong, kẻ tầm thường cũng có trách nhiệm) của hậu thế. Nhưng “Chu dịch” chủ trương tích cực thay đổi và đấu tranh vượt rất xa quan niệm bảo thủ giữ gìn cái cũ của Nho gia. Đây cũng là lý do quan trọng giải thích các ma lực không suy giảm của “Chu dịch”, “Chu dịch” nói :
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.