
Kinh Đô Hoa Lư – Xưa Và Nay – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Kinh Đô Hoa Lư – Xưa Và Nay của tác giả Lã Đăng Bật mời bạn thưởng thức.
ĐINH BỘ LĨNH VÀ VÙNG ĐẤT HOA LƯ
1 – QUÊ HƯƠNG
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi: “Họ Đình. tên huý là Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Như thế quê Đinh Bộ Lĩnh là thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng, ngày nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Hiện nay tại xã Gia Phương có một trái núi lớn ở phía tây nam hình giống như một con kỳ lân nên gọi là núi Kỳ Lân. Tương truyền, ở lưng chừng núi có một khoảng đất tương đối bằng phẳng, giữa là mô đất nổi lên, người dân cho đó là mộ tổ phát tích của Đinh Bộ Lĩnh, nên ông trở thành Vua Đinh Tiên Hoàng.
Tại thôn Văn Bòng, xã Gia Phương hiện nay có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền được xây dựng từ khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền hiện còn, có 3 toà, kiến trúc theo kiểu “tiền nhất, hậu đình” liền nhau (có nghĩa là toà thứ nhất kiến trúc theo kiểu chữ “nhất “(Hán tự), toà thứ hai và toà thứ ba kiến trúc theo kiểu chữ “đinh” (Hán tự), liền ngay với toà thứ nhất.
Ngày 8 tháng 9 năm 1993, nhà nước đã cấp bằng công nhận đền là Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp quốc gia.
II – GIA ĐÌNH
“Đại Việt sử ký toàn thư” ghi: “Cha của vua là Đình Công Trứ làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, được Đình Nghệ giao giữ chức quyển Thứ sử” Châu Hoan, sau theo về với Ngô Vương, vẫn được giữ chức cũ rồi mất. Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đến Sơn Thần trong động”(2)
Điều đó khẳng định Đinh Bộ Lĩnh có gia đình, có bố, có mẹ. Truyền thuyết nói Đinh Bộ Lĩnh có bố là rái cá là hoàn toàn bịa đặt.
Dương Đình Nghệ (931-937) quê ở làng Ràng, xã Dương Xá, Ái Châu, nay thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Khi quân Nam Hán xâm lược và đô hộ nước ta, ông nổi dậy giành độc lập. Ngô Quyền ở Phong Châu (thuộc Sơn Tây, Hà Tây cũ), Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình), là những tướng tài đã theo Dương Đình Nghệ đánh quân Nam Hán. Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán, giành độc lập, tự xưng là Tiết độ sứ. Ông cử Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An), Ngô Quyền làm Thứ sử Ái Châu (Thanh Hoá). Như thế Định Công Trứ đã là một tướng tài, một ông quan to, đứng đầu một châu từ thời Dương Đình Nghệ.
Năm 937, Kiều Công Tiễn là nha tướng đã giết Dương Đình Nghệ, định đoạt chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền khi đó là Thứ sử Ái Châu đem quân ra giết Kiều Công Tiễn và sau đó đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng (năm 938).
Năm Kỷ Hợi (939) Ngô Quyền xưng Vương đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Khi Ngô Quyển đem quân giết Kiểu Công Tiễn và đánh quân Nam Hán, Đinh Công Trứ theo Ngô Quyền và lập công. Chính vì thế, khi Ngô Quyền ở ngôi (939 – 944), đã giữ nguyên chức cho Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu dưới hai triều Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền, từ năm 931 đến năm nào không rõ. Sử cũ không ghi năm Đinh Công Trứ mất, chỉ ghi “sau theo về với Ngô Vương, vẫn được giữ chức cũ, rồi mất”. Có thể phỏng đoán Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu trên 10 năm. Phải là một ông quan trung quân, ái quốc, có tài năng mới có được vinh dự đó.
Đinh Công Trứ chính là một vị quan to, thông minh, đức độ, yêu nước, thương dân.
Đinh Bộ Lĩnh đã có một người bố như thế. Từ 7 tuổi ông đã ở nha môn cùng bố! Chắc chắn rằng Đinh Bộ Lĩnh được bố dạy dỗ và cho học hành tử tế nên người. Tư chất của Đinh Bộ Lĩnh mang dòng giống của một gia đình đại quan.
Mẹ Đinh Bộ Lĩnh là Đàm Thị. Sử cũ không nói đến tên, chỉ viết “mẹ họ Đàm”.
III – TUỔI NHỎ, CHÍ LỚN
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm Giáp Thân (924), quê ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). “Ông sinh ra, dáng người và tư chất khác thường (2)
Sau khi Đinh Công Trứ mất, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng mẹ và gia nhân từ Hoan Châu trở về quê. Thời gian này Đinh Bộ Lĩnh có tuổi khoảng trên dưới 15. Gia đình Đinh Bộ Lĩnh phải nương nhờ ông chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê.
Đang sống thanh nhã ở nơi quan trường cùng bố, được học hành, giáo dục tử tế, nay phải về quê sống với người dân chân lấm tay bùn là một bước ngoặt trong cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh.
Tại động Hoa Lư (32), lúc đầu Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ ở cạnh đền Sơn Thần (xã Gia Thuỷ, huyện Nho Quan ngày nay). “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi: “mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đến Sơn Thần trong động”.
Đến Sơn thần theo “Đại Nam nhất thống chí” tức là đến Long Viên: “Ở xã Đề Cốc, nhà mẹ Đinh Tiên Hoàng ở đấy, tức chỗ ở cũ của Đinh Tiên Hoàng lúc còn ẩn náu, nền nhà cũ này vẫn còn nên gọi là “Long Viên”, trước mặt trông ra sông, có cấu Ngự, cầu Phanh, bên tả vườn có gò bằng phẳng, tức là chỗ bày trận cờ lau” 1),
Xã Đề Cốc xưa, ngày nay chính là thôn Mỹ Hạ, xã Gia Thuỷ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).
Với trí thông minh, tài năng bẩm sinh, lại là con nhà quan có học, vào lứa tuổi đương độ trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh đã thích nghi ngay môi trường sống mới, hoà đồng, chiếm được lòng mến phục của bọn trẻ quanh vùng và dân làng.
Đinh Bộ Lĩnh cũng như bao trẻ nhỏ khác trong làng quê, thường phải đi kiếm củi, chân trâu. Khi đi chăn trâu Đinh Bộ Lĩnh được tôn đứng đầu bọn trẻ chăn trâu, được chúng khoanh tay giả làm ngai rước chơi bày lễ vua tôi, lấy hoa lau làm cờ cho quân mang phía trước, lại giả làm quan đi rước ở hai bên tả hữu, hệt như nghi thức triều đình.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.