Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

NỖI SỢ GIÁC NGỘ

Một số thiền sinh xác nhận rằng có một nỗi sợ về giải thoát đã giữ họ lại trong sự tu tập, nhất là khi họ bắt đầu bước chân vào một lãnh vực xa lạ, chưa từng được khám phá. Nỗi sợ về những điều không biết đã trở thành một chướng ngại, nó khiến ta không thể nào hoàn toàn buông xả được.

Nhưng sự thật thì đó không phải là một nỗi sợ về giác ngộ. Nó chỉ là một nỗi sợ về những ý niệm về giác ngộ mà thôi. Trong chúng ta, ai cũng có một quan niệm về giải thoát hết, như là: hoà tan vào một vầng sáng chói hoặc là hội nhập vào một tia chớp vô cùng trong vũ trụ. Tâm ta tạo dựng nên đủ mọi hình ảnh khác nhau về sự giác ngộ. Và đôi khi bản ngã của ta cũng tạo nên một hình ảnh về cái chết của chính nó, khiến ta kinh hoảng.

Giải thoát có nghĩa là buông bỏ được hết mọi khổ đau. Thế thôi! Trước một cảnh tượng được giải thoát ra khỏi lòng tham lam, bạn có sợ hãi không? Bạn có sợ rằng mình sẽ không còn sân hận hay si mê nữa không? Có lẽ là không! Giải thoát có nghĩa là tự mở trói thoát ra khỏi những tâm tánh nào đã từng ràng buộc và làm ta khốn đốn. Vì vậy mà giải thoát không phải là một điều gì huyền bí hay khó hiểu cả. Giác ngộ sẽ không làm cho ta trở nên một nhân vật kỳ quái. Giác ngộ chỉ có nghĩa là thanh lọc tâm mình và buông bỏ hết những gì có thể mang lại cho mình khổ đau. Bạn thấy không, việc ấy vô cùng đơn giản và thực tế.

Bạn hãy tưởng tượng rằng mình đang cầm trên tay một cục than hồng. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không chút ngần ngại hay sợ hãi gì mà không buông bỏ nó ngay. Sự thật thì khi bạn vừa ý thức được rằng mình đang nắm giữ, lập tức bạn sẽ buông bỏ. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày thì ít có ai ý thức được rằng chính mình đang nắm giữ khổ đau. Ngược lại, ta cứ nghĩ rằng chúng đang trói giữ ta! Sự tu tập là làm sao ta thực hành được điều này: ý thức được khổ đau khi chúng khởi lên và khi ta nhận chúng là mình, để kịp thời buông bỏ chúng. Và chúng ta có thể thực hiệnđược điều ấy bằng một kinh nghiệm giản dị và trực tiếp, ta theo dõi tiến trình ấy xảy ra thật nhiều lần, cho đến ngày nào ta thật sự hiểu được nó.

Đức Phật đã diễn tả giáo lý của Ngài một cách thật vắn tắt và đầy đủ, Ngài nói rằng Ngài chỉ dạy có một điều và mỗi một điều mà thôi: khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau. Hiểu được sự thật này sẽ giúp ta giải thoát tâm mình và mở rộng ra với cuộc sống chung quanh, và rồi một ngày ta sẽ có thể mang từ bi vào cuộc đời để làm vơi bớt những khổ đau.trí thông minh và sự tiến bộ

AI CŨNG CÓ THỂ GIÁC NGỘ ĐƯỢC HẾT

Tôi nghĩ, một điều vô cùng may mắn là sự tiến bộ trên con đường tu tập không hề tùy thuộc vào mức độ thông minh của người tu. Chứng ngộ được điều này là một cánh cửa mở rộng, nó đã giúp tôi rất nhiều trong những năm tu tập để trở thành một vị thầy.

Trong những năm tu tập ở Ấn Độ với vị thầy của tôi, Ngài Munindra-ji, tôi được cơ hội ngồi nghe những buổi tham vấn riêng giữa Ngài với các thiền sinh khác, để quan sát phương pháp dạy của Ngài. Sau khi tham vấn xong, Ngài thường trao cho thiền sinh một đề mục thiền quán thích hợp, tùy theo cá tính của mỗi người. Có lần Ngài bảo tôi, “Phải rồi, đề mục này thích hợp với người trí, còn đề mục này thì dành cho hạng ngu đần.” Khi nghe những lời ấy tôi cảm thấy hơi bất mãn về cách phân loại này. Xuất thân từ giới trung lưu, chịu ảnh hưởng của Tây phương, tôi cảm thấy bị xúc phạm khi thấy có người lại bị xem như là hạng ngu đần.

Nhưng về sau tôi hiểu được rằng, trên con đường tu tập thật ra không có một sự ưu đãi nào trong vấn đề thông minh hết. Có người thông minh, và có người thì không. Theo giáo pháp thì nếu bạn là hạng người có trí tuệ bạn sẽ thực hành như vầy, còn nếu bạn hơi kém một chút bạn sẽ thực hành theo cách khác. Chỉ có vậy thôi! Trong quyển Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), một quyển sách toát yếu hầu hết giáo lý của đức Phật, có diễn tả những đề mục thiền quán khác nhau, và nêu rõ mỗi đề mục thích hợp với những hạng người nào.

Sau nhiều năm hành đạo, tôi đã nhận thấy rõ những ưu điểm mà trí thông minh có thể đem lại, cũng như những nguy hiểm vô cùng của nó. Chúng ta, chắc ai cũng đã từng biết có những hạng người hay chấp vào hoặc tự hào nơi trí thông minh của họ. Nó là một cái bẫy ngã chấp rất lớn có thể gây nguy hại cho ta và liên lụy đến những người chung quanh. Và trí thông minh cũng có thể là một phước báu lớn, vì nó có khả năng mang lại cho ta một hiểu biết vô giá. Đối với tôi thì tôi học được một điều quan trọng, là có nhiều đức tính khác phản ảnh sự cao thượng và vẻ đẹp của tâm chính xác hơn là trí thông minh. Tình thương, lòng từ bi và sự tận tụy, chúng hoàn toàn không tùy thuộc vào cái chỉ số thông minh (IQ) cao hoặc thấp của ta.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x