
Kinh Tế Trung Quốc – Những Rủi Ro Trung Hạn – Đọc sách online ebook pdf
Giới thiệu & trích đoạn ebook
KINH TẾ TRUNG QUỐC SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ THẾ GIỚI 2008 – NHỮNG MẦM MỐNG RỦI RO
Các tác giả đã chỉ ra mối liên hệ giữa những rủi ro đang hình thành trong nền kinh tế Trung Quốc hiện nay với những chính sách kinh tế mà chính phủ tiền nhiệm thực hiện. Cụ thể, các tác giả cho rằng, để ứng phó với khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn giải pháp tung gói kích cầu có quy mô lớn. Tuy nhiên, việc bơm thẳng gói kích thích này vào nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM đã ẩn chứa những mầm mống của sự rủi ro cho giai đoạn phát triển về sau. Đối với hệ thống tài chính ngân hàng của Trung Quốc, việc cho vay với quy mô lớn và các tiêu chuẩn cho vay được hạ thấp đã làm gia tăng tính thiếu ổn định và lành mạnh của hoạt động tín dụng, gắn liền với đó là khả năng gia tăng nợ xấu. Đối với lĩnh vực bất động sản, khi một lượng lớn tín dụng của NHTM đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và sự hăng hái đầu tư của chính quyền địa phương đã mở đầu cho một giai đoạn tăng trưởng nóng về quy mô đầu tư, giá cả cũng như diện tích trong một thời gian ngắn.
Hiển nhiên, trong giai đoạn này, giá cả đã kích thích hoạt động đầu cơ nhưng không có lợi cho việc giải quyết nhu cầu thực tế của người dân. Khi thị trường bất động sản đã hình thành bong bóng rõ nét, các chính sách kiểm soát có phần quá chặt của chính phủ đã khiến không chỉ hệ thống NHTM, công ty đầu tư bất động sản hay hộ gia đình rơi vào khó khăn mà ngay cả chính quyền địa phương cũng lâm vào tình trạng tương tự. Đối với vấn đề nợ công của chính quyền địa phương, gói kích thích kinh tế 4.000 tỉ RMB cũng góp phần nâng cao tỉ trọng đầu tư giai đoạn hậu khủng hoảng 2008, đặc biệt, đã kích thích hoạt động chi tiêu của chính quyền địa phương vào lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản. Điều này dẫn đến quy mô vay nợ của chính quyền địa phương các cấp tại Trung Quốc tăng chóng vánh trong vòng 4-5 năm, dẫn đến những rủi ro trong việc thanh toán các khoản nợ đáo hạn. Cuối cùng, một rủi ro không thể không tính tới là rủi ro từ việc thực hiện chiến lược phát triển mới. Khi Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển của thế hệ lãnh đạo mới, sự xuất hiện của ý tưởng về việc dựa vào chiến lược đô thị hóa kiểu mới để vực dậy sự tăng trưởng của nền kinh tế đã bị suy giảm rõ rệt của Trung Quốc trong thời gian 2012 – nửa đầu năm 2013 đã lập tức làm bùng lên những lo ngại về việc một đợt bùng nổ đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư bất động sản và vay nợ để thực hiện chiến lược đô thị hóa kiểu mới của chính quyền địa phương sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
KINH TẾ THẾ GIỚI 2010 – 2015 VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ TRUNG QUỐC
Trong chương này, các tác giả tập trung vào đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008, khủng hoảng nợ công châu Âu 2010 và tình hình phát triển của một số nền kinh tế chủ chốt đối với kinh tế Trung Quốc. Các tác giả nhận định rằng, về cơ bản, bối cảnh kinh tế toàn cầu giai đoạn hậu khủng hoảng có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực cho kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là cho quá trình tái cơ cấu kinh tế. Dòng vốn từ bên ngoài dồi dào, dịch chuyển sản xuất trong khu vực tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu từ các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển mở rộng vững chắc, tiếp cận công nghệ và thị trường ở các nền kinh tế phát triển dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, hậu khủng hoảng 2008 – 2009, kinh tế Trung Quốc cho đến nay đang trong rủi ro “hạ cánh cứng”, với tốc độ tăng trưởng suy giảm nhanh chóng và bất ổn vĩ mô ngày một gia tăng, đặc biệt trên thị trường tài chính và thị trường bất động sản. Điều này một phần là hậu quả của những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, song chủ yếu nằm ở khả năng điều hành và mức độ quyết liệt đến đâu trong triển khai tái cơ cấu kinh tế của chính phủ Trung Quốc. Trong trung hạn, các yếu tố bên ngoài sẽ tiếp tục có nhiều ảnh hưởng tới tình hình kinh tế Trung Quốc, trong đó quan trọng và chủ yếu nhất là chính sách tiền tệ của Mỹ, khả năng phục hồi tăng trưởng ở châu Âu và xu hướng hội nhập khu vực thời gian tới ở Đông Á. Dù còn nhiều rủi ro song các yếu tố bên ngoài được đánh giá đang ở trong xu thế tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế Trung Quốc.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.