
Kinh Thủ Lăng Nghiêm – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Kinh Thủ Lăng Nghiêm của tác giả Tâm Minh Lê Đình Thám mời bạn thưởng thức.
ĐOẠN II – CHẤP TÂM Ở TRONG THÂN
Ông A-nan bạch Phật : “Thưa Thế-Tôn tất-cả mười loài chúng-sinh trong thế gian đều cho cái tâm hay biết là ở trong thân. Dầu tội xem con mắt nhự hoa sen xanh của Như-lai cũng ở trên mặt Phật; tôi thây con mặt vật-chât của tôi ở trên mặt tôi. Như vậy thì tâm hay biết thật ở trong thân”.
Phật bảo ông A-nan : “Hiện nay ông ngồi trong giảng đường Như-lai. Ông hãy xem rừng Kỳ-đà hiện ở chỗ nào?”
Thưa Thế-tôn, giảng đường cao lớn thanh tịnh này ở trong vườn Cấp-cô-độc, còn rừng Kỳ-đà hiện thật ở ngoài giảng đường.
– A-nan, nay ông ở trong giảng đường thì ông thấy cái gì trước?
Thưa Thế tôn, tôi ở trong giảng đường, trước thấy Như-lai, sau xem đại-chúng, rồi trông ra ngoài thây vườn rừng.
– A-nan, do đâu ông thấy được vườn rừng?
– Thưa Thế-tôn, do các cửa giảng đường mở rộng nên tôi ở trong thấy suốt được đền ra ngoài xa.
Khi ấy đức Thế-tôn, ở trong đại chúng, đưa cánh tay kim-sắc xoa đầu ông A-nan, chỉ bảo ông A-nan và đại chúng rằng: “Có pháp Tam-ma-đề tên là Đại-phật-đình-thủ-lăng-nghiêm-vương, gôm đủ muôn hạnh. Thập phương Như-lai đều do một pháp môn ấy vượt lên đường diệu-trang-nghiêm. Ông nên chăm chú lắng nghe”. Ông A-nan đinh-lễ, kính vâng lời Phật dạy.
Phật bảo ông A-nan: “Nhự ông vừa nói: Ở trong giảng đường, do cửa mở rộng nên ông trông xa thây được rừng vườn; phòng có chúng-sinh nào ở trong giảng đường, không thấy Như-lai mà lại thấy được ngoài giảng đường chăng?”
Ông A-nan bạch Phật: “Thưa Thế-tôn, ở trong giảng đường không thấy Như-lai mà thấy được rừng suối ở ngoài, thật không có lẽ nào như vậy”.
– A-nan, chính ông cũng vậy. Cái tâm của ông rõ biết hết thảy. Nếu hiện nay cái tâm rõ-biệt ấy thật ở trong thân thì trước hết nó phải rõ biệt trong thân-thể. Vậy có chúng sinh nào, trước thấy bên trong thân, rồi sau mới thấy những vật ở ngoài không? Dâu không thấy được tim gan tì vị, nhưng móng tay mọc, tóc dài ra, gân chuyên, mạch nhày, lẽ phải rõ biết, sao lại không biệt? Đã không biết bên trong, sao lại biết được bên ngoài? Vậy nên biệt răng ông nói cái tâm hay-biệt hiện ở trong thân, thật không có lẽ nào như vậy.
ĐOẠN III – CHẤP TÂM Ở NGOÀI THÂN.
Ông A-nan cúi đầu bạch Phật: “Tôi nghe lời Phật dạy như vậy, mới rõ tâm tôi thật ở ngoài thân. Vì sao? Ví như đèn thắp trong phòng, trước hệt phải chiêu trong phòng, rồi sau mới do nơi cửa chiêu sáng ngoài sân. Hết thảy chúng sinh không thấy bên trong thân mà riêng thấy bên ngoài, cũng như ngọn đèn, để ở ngoài phòng, không thể chiêu sáng trong phòng. Nghĩa ấy rõ ràng, có lẽ không lâm, chưa biết có đúng với nghĩa-lý rốt ráo của Phật hay không?”
Phật bảo ông A-nan: “Vừa rồi, các tỷ-khưu theo tôi khất thực trong thành Thất-la-phiệt, nay đã về rừng Kỳ-đà. Tôi đã thụ-trai rồi, ông hãy xem trong hàng tỷ-khưu, khi một người ăn thì các người khác có no không?”
Ông A-nan bạch Phật: “Thưa Thế-tôn, không; vì rằng các tỳ-khuu tuy là A-la-hán, nhưng thân thể khác nhau, lẽ nào một người ăn lại làm cho cả chúng đêu no được”.
Phật bảo ông A-nan: “Nếu cái tâm hay biết của ông thật ở ngoài thân thì thận và tâm riêng-cách, tât-nhiên không dính líu gì với nhau; vậy cái gì tâm biết thì thân không thể hay, cái gì thân hay thì tâm không thể biết. Nay tội giơ tay đâu-la-miên cho ông xem, trong khi mắt ông thấy thì tâm ông có biệt là tay của tôi không?”
Ông A-nan bạch Phật: “Thưa Thế-tôn, đúng thế”.
Phật bảo ông A-nan: “Nếu thân với tâm cùng hay biết một lúc với nhau thì làm sao tâm lại ở ngoài thân? Vậy nên biết rằng ông nói tâm hay-biệt hiện ở ngoài thân, thật không có lẽ nào như vậy”.
ĐOẠN IV – CHẤP TÂM NÚP SAU CON MẮT
Ông A-nan bạch Phật: “Thưa Thế-tôn, như lời Phật dạy: vì không thấy bên trong, tâm không ở trong thân, vì thân tâm cùng biệt, không thê rời nhau, tâm không ở ngoài thân, nay tôi suy-nghĩ, biết tâm ở một chỗ!”
Phật dạy: “Chỗ ấy ở đâu?”
Ông A-nan bạch Phật: “Cái tâm hay biết đã không biết bên trong mà lại thấy bên ngoài, theo ý tôi nghĩ thì nó núp sau con mắt. Ví như có người lây chén lưu-ly úp vào hai con mắt, con mắt tuy có vật úp vào nhưng không làm ngăn-ngại, con mắt kia liền thấy thì liền phân biệt được ngay. Song tâm hay-biệt của tôi không thấy bên trong là vì tâm ở nơi con mắt; nhưng lại thấy bên ngoài rõ ràng, không bị ngăn-ngại, là vì tâm núp sau con mắt”.
Phật bảo ông A-nan: “Như ông vừa nói: Tâm núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu-ly; vậy người kia đương khi lây chén lưu-ly úp vào hai mắt, trông thấy núi sông thì có trông thấy chén lưu-ly không?”
– Thưa Thế tôn, đúng thế, người ấy đương khi lấy chén lưu-ly úp vào hai mắt, thật có thấy chén lưu-ly.
Phật bảo ông A-nan: “Nếu tâm ông núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu-ly thì trong khi trông thấy núi sông sao không trông thấy con mặt? Nếu trông thấy con mắt thì con mắt hình như ngoại cảnh, không thể liên thấy mà liên biết được. Nếu không thấy được con mắt thì sao lại nói rằng tâm hay-biệt núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu-ly? Vậy nên biệt răng ông nói cái tâm hay-biệt núp sau con mắt như con mắt núp sau chén lưu-ly, thật không có lẽ nào như vậy”.
ĐOẠN V – CHẤP NHẮM MẮT THẤY TỚI LÀ THẤY BÊN TRONG THÂN
Ông A-nan bạch Phật: “Thưa Thế-tôn, nay tôi lại nghĩ như vầy: Trong thân-thể chúng-sinh này, phủ tạng ở trong, khiêu huyệt ở ngoài, có tạng thì tối, có khiêu thì sáng. Nay tôi trả lời Phật răng: Mở mắt thây sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thây tôi gọi là thấy bên trong. Nghĩa ây thê nào?”
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.