Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Kỹ Năng Giao Tiếp Đỉnh Cao của tác giả Lý Tử Quyên mời bạn thưởng thức.

Diễn đạt phù hợp mới là cách diễn đạt hay nhất

Người xưa nói: “Người tài, người giỏi không bằng người phù hợp”. Người phù hợp là người tốt nhất. Đó là cách chọn người, là cách sống, cũng là tiêu chuẩn trong giao tiếp.

Lối diễn đạt hay nhất chưa bao giờ là lối diễn đạt cầu kỳ, hoa mỹ, đôi khi là lối diễn đạt phù hợp nhất. Vậy thế nào là diễn đạt phù hợp? Đó là cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với từng đối tượng, ngữ cảnh và bối cảnh khác nhau. Hay nói cách khác, bạn cần phải nói năng đúng mực, đúng lúc, đúng đối tượng, làm sao để người nghe cảm thấy thoải mái. MC nổi tiếng Đổng Khanh là người thấu hiểu hơn ai hết điều này.

Trong chương trình The Chinese Poetry Competition, một thí sinh đã phải rời khỏi cuộc thi trong nỗi luyến tiếc, về mặt buồn bã. Đổng Khanh không an ủi thí sinh ấy theo thói thường, không động viên bằng những câu như “cố gắng phấn đấu” hay như “hẹn gặp bạn lần sau”. Cô chỉ nhẹ nhàng nhắn gửi một câu thơ của thi nhân Lục Du đời Tống: “Mái tóc, lâu năm hóa tuyết/Tắc lòng, chết vẫn như son”. Câu thơ ấy đã khiến thí sinh cảm động rơi nước mắt.

Những người biết ăn nói, trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào họ cũng luôn là người đầu tiên đọc được tâm tư của người khác và biết cách biểu đạt sự quan tâm chân thành, cảm động bằng việc sử dụng những ngôn từ thích hợp nhất. Họ không nhiều lời, không đao to búa lớn, nhưng ấm áp, lay động, xoa dịu.

MC nổi tiếng của đài truyền hình Hồ Nam – Uông Hàm, khi dẫn chương trình Ngày ngày tiến lên từng để lại một giai thoại đặc sắc về tài ứng đối với khách mời.

Trong một số của Ngày ngày tiến lên, các khách mời rôm rả thảo luận về Thái cực quyền với tinh hoa “lấy nhu thắng cương”, về ngoài tưởng chừng mềm yếu, chậm chạp, lục đạo không đủ, kỳ thực lại có thể lấy ít địch nhiều, lục nhẹ mà có thể đẩy đối phương đi rất xa. Khi nói đến đây, khách mời Âu Đệ cười, hỏi: “Nhà tôi ở Đài Loan, đấy mấy cái thì tôi về được đến nhà?”

Đây là một câu hỏi đường đột, có phần khinh suất và gây khó dễ. Nhưng Uông Hàm đã ứng đối nhanh nhạy, hợp tình hợp lý.

Anh nói: “Đài Loan thì chúng tôi không đẩy, chúng tôi kéo về.”

Chúng ta sẽ gặp rất nhiều tình huống tương tự trong đời sống thường ngày. Những lúc ấy sẽ là bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ của chúng ta. Nếu chúng ta không nhanh nhạy và khéo léo, rất có thể cuộc trò chuyện sẽ rơi vào bế tắc, hai bên trở nên khó xử, bối rối, mất hết ý nghĩa.

Vậy thì, phải làm sao để nói năng phù hợp?

Đầu tiên, cần có sự đồng cảm, phải biết giữ chừng mực, phải biết quan sát biểu cảm của người đối diện, và phải lưu tâm đến cảm xúc của họ.

Trong Hồng lâu mộng có câu chuyện như sau: Vào sinh nhật tuổi 15, Tiết Bảo Thoa được nhà họ Giả tổ chức buổi lễ cài trâm(1). Hôm đó họ mời một đoàn kịch tới nhà, trong đoàn kịch có người hao hao Lâm Đại Ngọc. Vương Hy Phượng trêu đùa, bảo: “Đứa bé này giống hệt một người, có ai thấy thế không?” Mọi người đều hiểu ý của Vương Hy Phượng, nhưng không ai tiếp lời, chỉ có Sử Tương Vân đáp: “Rất giống em Lâm của chúng ta.”

Có người bình luận: Sử Tương Vân đáng yêu, dễ thương, bộc trực, ngay thẳng, phải thế không? Thời cổ đại, người trong đoàn kịch bị liệt vào hàng “xuống ca vô loài”, tức là tầng lớp thấp hèn trong xã hội. Trong khi Lâm Nhu Hải, cha của Đại Ngọc khi đó là Lan đài tự đại phu, Tuần điếm ngự sử, thuộc hàng quan nhị phẩm. Vì vậy, lời so sánh kia bị xem là một sự sỉ nhục ghê gớm. Sử Tương Vân “mồm miệng nhanh nhẩu”, rõ ràng là phát ngôn không cân nhắc trước sau. Hoặc có thể nói, Sử Tương Vân không tế nhị, không am hiểu nghi lễ phép tắc.

Người như thế không thể khiến người ta yêu mến.

Lời nói ra để người khác nghe, không phải cho bản thân nghe. Và hiệu quả của lời nói ở mức nào, hay hay dở, phù hợp hay không phù hợp, thì ngoài việc nó có biểu đạt được hết ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta hay không, còn phải xem người nghe có thấu hiểu, đồng thuận và vui vẻ chấp nhận hay không.

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa khi giao tiếp chúng ta chỉ nên một mực lấy lòng người khác, chăm lo cho cảm xúc của người khác, sẵn sàng đi ngược với tâm ý của bản thân. Dù vậy, trong giao tiếp, nếu chúng ta nói năng khéo léo khiến người nghe cảm thấy thoải mái và cuộc trò chuyện trở nên tốt đẹp, vui vẻ hơn thì cũng không có gì sai.

Bên cạnh đó, còn phải biết cân nhắc, khi nào nên mở lời và khi nào nên giữ im lặng.

Trong một vài trường hợp, sự im lặng lại là phương thức biểu đạt tốt nhất, hiệu quả và phù hợp nhất.

Nhà văn nổi tiếng Giả Bình Ao có một người bạn, người bạn này mắc tật nói lắp bẩm sinh, vừa nói lắp vừa nói chậm. Một hôm, tiên sinh Giả Bình Ao cùng bạn ra ngoài đi dạo. Bỗng có người ghé lại hỏi đường, và thật tình cờ, người này cũng là một người mắc tật nói lắp. Thấy vậy, người bạn mỉm cười lắc đầu và im lặng, để Giả Bình Ao chỉ đường cho họ. Khi người đó đi rồi, Giả Bình Ao hỏi bạn: “Sao anh không trả lời họ?” Người bạn đáp: “Tôi nói lắp thật nhưng nếu bảo tôi trả lời, họ sẽ nghĩ tôi cố tình bắt chước họ để chọc ghẹo họ.”

Một chuyện nhỏ nhặt nhưng cho thấy đạo đức và tu dưỡng của một con người. Và như thế, đôi khi im lặng lại có giá trị hơn tất thảy.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x