Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sau hai mươi sáu năm bôn ba hải ngoại, anh Nguyễn Khắc Viện về nước đã đi khắp mọi nơi từ Bắc chí Nam để đến bù thời gian xa nước. Có lần anh nói đùa: “Ai chưa đến Đồng Văn, Mèo Vạc chưa phải là người Việt Nam!” Mãi đến cuối thu năm nay, tôi cùng mấy bạn Đan Mạch và Việt Nam trong Quỹ Văn hoá Đan Mạch – Việt Nam đến thăm mảnh đất địa đầu Tổ quốc, nơi có làng ở cực Bắc là Lũng Cú.

Chúng tôi leo những núi và cao nguyên trùng trùng điệp điệp, có nơi hẻm sâu 1.000 mét như hẻm sông Nho Quế, lên đèo Mã Pì Lèng (Yên Ngựa) ở huyện Mèo Vạc tít trên núi cao, theo nhiều con đường bỏ quanh sườn núi, bên vách đá cheo leo bên vực thẳm, chỉ cần anh lái xe sấy tay một chút là toi mạng.

Quang cảnh vùng hiểm trở nhất nước này nói lên sức bám núi mà sống của nhân dân; tôi chợt hiểu thâm ý câu nói của anh Viện: Qua bao nghìn năm đấu tranh để sinh tồn, tổ tiên ta đã phải đồ bao mồ hôi và xương máu để cảm được cái mốc Lũng Cú thay cho cột “đồng trụ” của Mã Viện.

Đi ô-tô chạy veo veo trên con đường nhựa từ Tuyên Quang lên Cổng Trời Quản Bạ, tôi nhớ lại cách dây năm mươi năm, trong kháng chiến chống Pháp, tôi đã từng lẽo đẽo đi bộ dẫn một đoàn hàng binh Âu-Phi đến đây để đi tiếp sang Vân Nam, ở lại làng Bàn Long đợi đi Khai Viễn, lên xe lửa sang cư trú ở các nước bạn Đông Âu.

Ở bên Việt Nam, thường ngày nghỉ trong các làng gắn đường, tối đi tới khuya. Sang đất Trung Quốc, phải đi hàng tháng trên các đường mòn. Nay xem các huyện lỵ trên đường cái trải nhựa hoặc trong các thung lũng sâu ở Việt Nam, nhà gạch mái bằng nhan nhản, các trụ sở cơ quan dẹp đẽ, thật quả khác xưa.

Hà Giang (cùng Tuyên Quang) là tỉnh thượng du, tỉnh của sông Lô (và chi nhánh là sông Gâm). Dưới thời ta, có lúc hợp nhất hai tỉnh gọi là Hà Tuyên, thuộc Liên khu Việt Bắc. Tỉnh (750.000 dân) gồm 22 dân tộc, người thiểu số đông nhất là H’Mông, Tày, Dao, người Kinh có thể ít hơn. Người H’Mông (Mèo) sống từng làng từ vài nhà đến vài chục nhà ở sườn núi độ cao 800-1.600 mét, qua Cổng Trời. Họ di cư từ Tây Nam Trung Quốc sang đã mấy thế kỷ nay.

Họ ở nhà đất, trồng ngô (trước kia nhiều cây thuốc phiện). Người Dao (trước gọi là Mán) cùng nguồn gốc với người H’Mông có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ 13. Họ có trang phục phụ nữ đặc sắc nhất, do đó có tên gọi từng nhóm (quần chẹt, quần trắng, thanh y, tiến…). Họ sống vùng cao dưới người H’Mông, làm nương rẫy. Người Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái đã liên minh với người Việt cổ từ thời Hùng Vương. Họ giỏi làm lúa nước, ở nhà sàn, mỗi bản từ 20 đến 70 nhà ở chân núi, ven suối.

Ở thị xã Hà Giang, đoàn ca múa nhạc tỉnh diễn cho chúng tôi xem một chương trình của nhiều dân tộc. Có hai tiết mục rất gây ấn tượng, tôi chưa từng được xem ở Hà Nội. Múa của người Dao Tà Pan vào dịp lễ lập tịnh để công nhận trai gái thiếu niên đã bước sang tuổi trưởng thành. Điệu múa lửa của người Pà Thẻn có ý nghĩa tẩy uế được cách điệu hoá. Chỉ tiếc là các mô-típ dân gian còn có điểm hiện đại hoá theo ba-lê một cách chưa được nhuần nhuyễn.

Ở gần huyện lỵ Bắc Quang, chúng tôi đến thăm thôn Mỹ Bắc, xã Tân Trịnh của người Pà Thẻn, thuộc hệ H’Mông-Dao. Trước đây người Pà Thẻn (Bát tính = 8 họ) tránh giao tiếp với các tộc khác, thường dựng thôn ở sườn núi, trong rừng tre nứa, họ có tục đàn bà đẻ đứng, đàn ông chôn ngồi, có một số ván dựng quanh, không có áo quan. Dân Mỹ Bắc (93 hộ, 560 nhân khẩu) tách ra khỏi xã gốc bên kia núi sang lập nghiệp ở đây mới vài chục năm mà đã phón thịnh hơn xã gốc.

Phần nhiều nhà gỗ đơn sơ, nhưng có những nhà giàu. Chỉ sau năm năm, ông chủ tịch Hội Nông dân đã xây được nhà gạch hiện đại đáng giá trên 100 triệu đồng, không kể nhà cho con gái. Họ trồng cam, cây công nghiệp để bán, nuôi ong, đào ao cá, làm ruộng, nhiều người dùng xe máy đi buôn bán. Đây là một thành công của chính sách định cư.
Ở sát huyện lỵ Mèo Vạc, có làng Lô Lô, tuy là vùng của người H’Mông.

Người Lô Lô thuộc hệ ngữ Hán-Tạng, nhóm Tạng-Miến. Trước kia, họ dùng chữ Nho để ghi sách cúng và các văn bản. Họ làm ngô trên nương, trong hốc đá, trồng xen canh các loại rau cải, dưa chuột, đậu răng ngựa, ớt, tỏi. Trống đồng Lô Lô là sản phẩm cổ truyền độc đáo, được chôn dưới đất, chỉ khi tang ma lễ hội mới dùng đến.

Nước non Cao Bằng

“Nàng về nuôi cái cùng con. Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Một “địa danh” chỉ là “từ ngữ” đối với ta, nếu không mang nặng cảm xúc của ký ức cá nhân. Địa danh “Cao Bằng” trở nên thân thương với tôi do một số kỷ niệm thời trẻ.

Nhắc tới Cao Bằng, hình ảnh đầu tiên tôi nhớ lại là anh Bé Ngọc Bảo, bạn thân cùng học ở Trường Bười và Trường Luật, cùng đi dạy một thời gian ở Vinh vào những năm 30-40. Anh là người Tày Nước Hai, vạm vỡ, tính tình hiền lành ít nói. Sau anh làm tri châu thời Pháp, đi với Cách mạng 45 từ ngày đầu, trở thành khu uỷ viên phụ trách văn hoá ở Việt Bắc và bị thổ phỉ giết mất trong một chuyến đi thanh tra. Thật đáng tiếc!

Một loạt hình ảnh nữa hiện ra trong trí nhớ đưa tôi trở lại thời kháng chiến chống Pháp, sau chiến dịch Biên Giới 1950. Hồi đó, tôi làm trưởng ban giáo dục tù hàng binh Âu Phi thuộc Cục Địch vận, nên có dịp đi các trại tù binh, đặc biệt trại tù binh sĩ quan Pháp ở Cao Bằng. Những buổi nói chuyện và thảo luận ở trại này thật lý thú. Tôi còn nhớ đại uý bác sĩ quân y Pédoussaut có lẫn tuyên bố: “Chúng tôi đã phải xét lại một cách đầy đủ các giá trị của chúng tôi, và chúng tôi bất bình về sự theo đuổi cuộc chiến tranh ngu xuẩn và tàn ác này”.

Mấy chục năm qua. Mùa đông năm 2001, tôi trở lại Cao Bằng trong đoàn Quỹ Thụy Điển – Việt Nam phát triển văn hoá. Một dịp ôn cố xem lại cảnh xưa và phát hiện nhiều điều mới.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x