
Lạng Sơn Vùng Đất Của Chi Lăng – Đồng Đăng – Kỳ Lừa – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Lạng Sơn Vùng Đất Của Chi Lăng – Đồng Đăng – Kỳ Lừa của tác giả Mã Thế Vinh mời bạn thưởng thức.
II. ĐỊA THỂ CỦA LẠNG SƠN TRONG VÙNG ĐÔNG BẮC CỦA VIỆT NAM
Có thể thấy địa hình Lạng Sơn ngoài những vùng núi đá vôi với đỉnh cao tối đa cũng chỉ cao 780m. Còn phổ biến là các vùng núi thấp với đỉnh vòm và sườn tương đối thoải cùng với các vùng đổi dạng “bát úp”, không thấy núi cao với sườn dốc và đỉnh nhọn hình răng cưa. Có thể chia phần đất Lạng Sơn ra hai nửa với những hướng dốc khác nhau:
Nửa phía Đông: tức máng trùng Thất Khê – Lộc
Bình thuộc lưu vực sông Kỳ Cùng có hướng dốc địa hình là Đông Nam – Tây Bắc. Tại nguồn sông Kỳ Cùng độ cao trung bình 800 900m, trong đó có đình cao nhất trên địa giới giữa Đình Lập – Bình Liêu là 1166m.
Tại trung lưu sông Kỳ Cùng (vùng núi Khau Mạ, Khau Hin, Khau Puồng) độ cao trung bình 600 700m (Khau Puồng cao 867m). Tại khu vực Nà Sầm, độ cao trung bình 300 – 350m, trong đó có các đỉnh núi cao ở xã An Hùng. Trùng Quán là 434-446m và tại cánh đồng Thất Khê độ cao 170m.
Nửa phía Tây: là vùng núi đá vôi Bắc Sơn và núi đổi các huyện Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Chi Lăng và Hữu Lũng có hướng dốc địa hình là hướng Tây Bắc Đông Nam.
Ở phía Tây Bắc (giáp ranh với Cao Bằng và Bắc Cạn) độ cao trung bình 700 – 800m, trong đó có đỉnh cao nhất (núi Khau Kiêng 1107m, Phía Ngoàm 1175m), ở vùng trung tâm độ cao trung bình là 500-600m (trong đó có đỉnh cao ở Tô Hiệu, Bình Gia 887m).
Ở phía Đông Nam (thuộc các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng) độ cao trung bình chỉ còn 200 – 300m.
Mặc dù Lạng Sơn có nhiều kiểu địa hình, địa thế và các hướng khác nhau, nhưng về đại thể có thể phân ra ba khu vực địa hình khác nhau (hay còn gọi là ba vùng địa hình).
VÙNG NÚI ĐÁ VÔI CÁNH CUNG BẮC SƠN
Vùng núi đá vôi này chiếm khoảng 25% lãnh thổ phía Tây Nam của tỉnh. Chạy từ Đình Cả (thuộc Thái Nguyên) qua Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan (dài khoảng 60km, rộng khoảng 50km theo đường chim bay).
Vùng núi đá vôi Bắc Sơn còn có tên là vùng núi Cai Kinh – nằm giữa trung lưu sông Cầu và trung lưu sông Thương, độ cao trung bình cả vùng là 400-500m. Nhìn chung khối núi đá với này cao ở phía Tây Bắc (độ cao 500 – 600m) và thấp ở phía Đông Nam (cao 300m). Đình cao nhất là Pác Hà (799m). Vùng núi đá vôi này được cấu tạo bởi đá các-bon pec-mi có độ dày 800 – 1200m bị uốn nếp dưới dạng phức nếp lỗi và đã phát triển trong chế độ lục địa từ kỷ pec-mi (cách nay khoảng 200 triệu năm).
Vùng núi đá vôi này có nhiều hang động lớn vào bậc nhất nước ta như các hang: Bình Long, Nà Ché, Bó Kỷ, Võ Mường, Cò Kho. Làng Lúc, Đơn Sa, Minh Lê… và các hang có di tích người tiền sử, nhất là hang Thẩm Khoách (cách thị trấn Bình Gia độ 1km) với nhiều sọ người cố, đồ đá mài nhẵn, đồ trang sức bằng xương và nhiều mảnh đổ gốm. Đó là dấu tích của một nền văn hóa nổi tiếng trong khảo cổ học: “Văn hóa Bắc Sơn”.
Vùng núi đá vôi này nói chung ở vào dạng khan hiếm nước trên mặt. Các sòng suối chảy trong vùng (sông Trung, suối Ba Nàng) có nhiều đoạn chảy ngầm dưới lòng đá vòi – ta có thể chia ra hai tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng Bắc Sơn, Bình Gia. Chi Lăng và Văn Quan với địa hình cao và hiểm trở, có nhiều dạng độc đáo của địa hình caxtơ như cánh đồng đá tai mèo, thung caxtơ (thung khô do không có dòng chảy trên mặt và các thung ướt có suối chảy, phễu caxtơ có cả phễu chứa nước biến thành ao caxtơ). Nhiều hang động đổ sụp một nữa và các hang còn nguyên vẹn, nhiều “cầu tự nhiên và các cánh đồng caxtơ” với các khối đá vôi sót dạng vòm, dạng nón, phổ biến hơn là dạng tháp. Tình trạng khan hiếm nước trên mặt rất phổ biến, đặc biệt ở vùng trung tâm như: Hữu Lễ, Bằng Hữu, Bằng Mạc…
Tiểu vùng Hữu Lùng với địa hình thấp, các núi chỉ cao 300m trở xuống, địa hình ít hiểm trở, các dạng địa hình cacxtơ ít phong phú hơn tiểu vùng thứ nhất. Tình trạng khan hiếm nước trên mặt ít xảy ra vì địa hình đá vòi xen nhiều núi thấp và đổi sa phiến thạch (trong đó có các thểm bậc II cao 15-20m, thểm bậc III cao 30 -40m và thềm bậc IV cao 65 85m của thung lũng sông Thương).
VÙNG ĐỒI NÚI TẢ NGẠN SÔNG KỲ CÙNG VÀ DỌC THUNG LŨNG SỐNG THƯƠNG
Vùng này chiếm khoảng 40% diện tích tình Lạng Sơn. Địa hình phổ biến ở đây là núi thấp và đổi cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích lục nguyên. Ngoài ra còn xen một ít đá mắc ma dọc theo đứt gãy. Nhìn chung địa hình dốc từ phía Tây Bắc (giáp Cao Bằng, Bắc Cạn) xuống Đông Nam (giáp Bắc Giang): phía Tây Bắc cao trung bình 700 -800m với một số đỉnh núi cao trên 1.000m (Khau Ngoàm 1.175m, Khau Slan Tang 1.019m, Khau Kiêng 1.107m); phía giữa với độ cao trung bình 500-600m trong đó có một số đình cao trên 700m như Khau Phai 866m, Khau Chăn 837m, Khau Làng 891m, Nà Khau 718m, Khau Than 705m. Phía Hữu Lũng đồi núi xuống rất thấp, độ cao trung bình chỉ còn 200 – 300m như núi đá Phja Thó 376m, núi Cột Cờ 323m, núi Đồng Sống 235m… hòa vào vùng đổi nguyên là các bậc thềm của sông Thương.
Vùng đồi núi này bao bọc lấy khối núi đá vôi Bắc Sơn về phía Bắc, Đông và Đông Nam, chúng gồm hai dải: Một dải Nam Cao Lộc tới Bắc Bình Gia và Tây Bắc Tràng Định, dải kia tới Chi Lăng và Hữu Lũng. Dải đồi núi thấp ở Chi Lăng và Hữu Lũng là bộ phận phía Tày Bắc của vùng đồi núi Lục Ngạn. Vùng này được hình thành trên vùng trùng An Châu. Đó là vùng sụt lún mạnh vào Trung sinh đại. Đi đôi với quá trình sụt lún ấy có lắng đọng trầm tích lục nguyên dày và sau đó bị các thành tạo màu đỏ tuổi Jura, Creta phủ lên trên.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.